Danh mục kiểm kê Di sản văn hóa phi vật thể

Viện Văn hóa Nghệ thuật quốc gia Việt Nam

DANH MỤC KIỂM KÊ

DI SẢN VĂN HÓA PHI VẬT THỂ

Dân ca Quan họ Bắc Ninh
Tín ngưỡng thờ mẫu Tam Phủ của người Việt
Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương ở Phú Thọ
Dân ca Ví – Giặm Nghệ Tĩnh

Ca Trù

Không gian địa lý: Ca trù được lưu truyền trong cộng đồng người Việt sinh sống tại vùng nông thôn và đô thị của 14 tỉnh, thành phố sau:   

Bắc Bộ: Bắc Ninh, Hà Nội, Hải Dương, Hải Phòng, Hưng Yên, Nam Định, Thái Bình, Phú Thọ, Vĩnh Phúc.

Bắc Trung Bộ: Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình.

Nam Bộ: Thành phố Hồ Chí Minh

Thời gian tổ chức:  Hát thờ dùng trong các nghi lễ thờ cúng Thành hoàng ở đình làng và trong những dịp lễ thờ tổ Ca trù.

Hát chơi đáp ứng nhu cầu thưởng thức nghệ thuật và giải trí của quan lại, quý tộc, trí thức, văn nhân và các tầng lớp trung lưu trong xã hội.

Chúc hỗ vào những dịp vui trong cung vua, phủ chúa. Hát thi được tổ chức trong giới Ca trù để tôn vinh, công nhận, xếp hạng và thưởng thức tài nghệ của đào nương và kép đàn.

Cộng đồng chủ nhân di sản: Cộng đồng người Việt ở một số làng, đô thị thuộc 14 tỉnh, thành phố ở Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ và thành phố Hồ Chí Minh ở Nam Bộ.

Nhận diện di sản: Vào thế kỷ XV, Ca trù đã là một thể loại âm nhạc hoàn chỉnh. Ban đầu Ca trù được trình diễn ở cửa đình trong những dịp cúng tế Thành hoàng làng. Sau, được đưa vào trình diễn trong cung vua, phủ chúa, tư gia trong các ca quán. Ca trù được nhân dân ưa thích, song thường gây hứng thú đặc biệt đối với tầng lớp quý tộc, nho sỹ.

Ca trù là nghệ thuật hát thơ. Nhóm trình diễn Ca trù thường có một đào nương vừa hát vừa gõ phách, một kép đàn chơi đàn đáy, một quan viên đánh trống chầu. Âm sắc giọng hát mượt mà xen với tiếng phách giòn mảnh, tiếng đàn đáy trầm đục, tiếng trống chầu rành mạch đã tạo nên phức thể âm thanh với tiết tấu đa dạng. Trong một số diễn xướng Ca trù còn xuất hiện một vài điệu múa đan xen. Theo các nghệ nhân, Ca trù có 56 điệu hát, mỗi điệu gọi là một thể cách.

Ngày nay, những chức năng: hát thờ Thành hoàng, hát Chúc hỗ, hát thi không còn, nhưng chức năng hát chơi vẫn còn được những người yêu thích Ca trù tổ chức. Các nghệ nhân vẫn giữ được cách dạy Ca trù theo phương pháp truyền miệng, truyền nghề. Nếu trước đây họ chỉ truyền nghề cho con cháu trong dòng tộc, thì ngày nay họ đã tự nguyện truyền nghề cho tất cả những người ở các lứa tuổi khác nhau muốn học Ca trù.

Tags

cần-bảo-vệ-khẩn-cấpdi-sản-quốc-giakiểm-kê-di-sảnphú-thọhà-nộinam-địnhvĩnh-phúcnghệ-anhà-tĩnhbắc-giangbắc-ninhhải-dươnghải-phònghưng-yênthái-bìnhthanh-hóaquảng-bìnhhồ-chí-minh

VIỆN VĂN HÓA NGHỆ THUẬT QUỐC GIA VIỆT NAM

enim ut tellus elementum sagittis vitae et leo duis ut diam quam nulla porttitor massa id neque aliquam vestibulum morbi blandit cursus risus at ultrices mi tempus imperdiet nulla malesuada

Giấy phép số 348/GPSĐBS-TTĐT do Cục Phát thanh, truyền hình và thông tin điện tử

Bộ Thông tin và Truyền thông cấp ngày 09/07/2015

Người chịu trách nhiệm chính: PGS. TS. Bùi Hoài Sơn

Địa chỉ: 32 phố Hào Nam - quận Đống Đa - Hà Nội 

ĐT: (84-24) 38569162 - (84-24) 35111095        Fax: (84-24) 35116415

Email: info@vicas.org.vn           Website: http://vicas.org.vn

Ghi rõ nguồn "VICAS" khi phát hành lại thông tin từ website này

 

Edit website