Danh mục kiểm kê Di sản văn hóa phi vật thể

Viện Văn hóa Nghệ thuật quốc gia Việt Nam

DANH MỤC KIỂM KÊ

DI SẢN VĂN HÓA PHI VẬT THỂ

Dân ca Quan họ Bắc Ninh
Tín ngưỡng thờ mẫu Tam Phủ của người Việt
Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương ở Phú Thọ
Dân ca Ví – Giặm Nghệ Tĩnh

Đám cưới cổ truyền của người Raglai

1. Phân loại di sản: Tập quán xã hội, nghi lễ

2. Không gian địa lý: Làng Maty, xã Phước Tân, huyện Ninh Sơn, Ninh Thuận

3. Thời gian tổ chức: Đám cưới của người Raglai thường được tổ chức vào thời gian khoảng tháng 9 đến tháng 12, sau các vụ thu hoạch.

4. Chủ nhân di sản: người Raglai ở xã Phước Tân, Huyện Ninh Sơn, tỉnh Ninh Thuận

5. Nhận diện di sản:

Đám cưới là nghi lễ quan trọng đánh dấu bước ngoặt trong cuộc đời của mỗi con người, đánh dấu sự trưởng thành về mọi mặt của một cá nhân trong xã hội. Người Raglai quan niệm có vợ có chồng là có sự sống giống nòi, do vậy việc cưới được tiến hành trang trọng với rất nhiều nghi lễ và phong tục mang đậm bản sắc riêng của tộc người và được coi là ngày hội vui của cả cộng đồng.

Cũng như các tộc người khác đám cưới của người Raglai cũng trải qua nhiều nghi thức từ: Đính ước, ăn hỏi, và lễ cưới. Ở cộng đồng người Raglai theo chế độ mẫu hệ nên mọi quyết định quan trọng nhất trong đám cưới nhà gái đều nắm vai trò chủ động và quyết định, nghi lễ cưới chính cũng được tổ chức ở nhà gái. Tuy nhiên, trong tình yêu và lễ dạm hỏi thì nhà trai vẫn là người chủ động đi hỏi vợ, khi đã được cô gái chấp nhận họ tiến hành nghi thức “lễ nhận hỏi”, đôi trai gái trao vòng cho nhau như một vật đính ước chờ ngày cưới.

Trong đám cưới của người Raglai có những tục lệ rất đặc trưng cho tộc người Raglai như: Trong ngày cưới chàng rể sang nhà cô dâu đeo ống tên, cầm ná, tay cầm một cây lao để tượng trưng cho sức mạnh của người đàn ông trong săn bắt, hái lượm và tình yêu đối với người con gái. Tục“rửa chân cho nhà trai”; Tục cô dâu và chú rể trở về nhà chú rể làm lễ tổ tiên sau lễ cưới chính thức ở nhà gái. Hay tục“bói gà, bói trầu” rất đặc trưng cho đời sống tâm linh của người Raglai, tục lệ cô dâu và chú rể không được phép ăn cơm lễ trong lúc còn mặt trời chiếu xuống mái nhà…

Đám cưới người Raglai phản ánh vai trò quan trọng của người phụ nữ trong chế độ mẫu hệ, và thể hiện nét sinh hoạt văn hóa đặc trưng của người Raglai như những điệu hát Lakau, Suri, Hari chơi vơi, tiếng đàn Ratic, Kok T"lơr….

 

Tags

kiểm-kê-di-sảnninh-thuận

VIỆN VĂN HÓA NGHỆ THUẬT QUỐC GIA VIỆT NAM

enim ut tellus elementum sagittis vitae et leo duis ut diam quam nulla porttitor massa id neque aliquam vestibulum morbi blandit cursus risus at ultrices mi tempus imperdiet nulla malesuada

Giấy phép số 348/GPSĐBS-TTĐT do Cục Phát thanh, truyền hình và thông tin điện tử

Bộ Thông tin và Truyền thông cấp ngày 09/07/2015

Người chịu trách nhiệm chính: PGS. TS. Bùi Hoài Sơn

Địa chỉ: 32 phố Hào Nam - quận Đống Đa - Hà Nội 

ĐT: (84-24) 38569162 - (84-24) 35111095        Fax: (84-24) 35116415

Email: info@vicas.org.vn           Website: http://vicas.org.vn

Ghi rõ nguồn "VICAS" khi phát hành lại thông tin từ website này

 

Edit website