Danh mục kiểm kê Di sản văn hóa phi vật thể

Viện Văn hóa Nghệ thuật quốc gia Việt Nam

DANH MỤC KIỂM KÊ

DI SẢN VĂN HÓA PHI VẬT THỂ

Dân ca Quan họ Bắc Ninh
Tín ngưỡng thờ mẫu Tam Phủ của người Việt
Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương ở Phú Thọ
Dân ca Ví – Giặm Nghệ Tĩnh

Đám cưới Dao quần trắng

1. Phân loại di sản: Tập quán xã hội, nghi lễ

2. Không gian địa lý: Di sản Đám cưới của người Dao Quần Trắng diễn ra chủ yếu ở các xã: Bảo Ái, Yên Thành, Phúc An, Tích Cốc,Tân Hương, Tân Nguyên của huyện Yên Bình, tỉnh Yên Bái, nơi chủ yếu người Dao Quần Trắng sinh sống.

3. Chủ nhân di sản: Là cộng đồng người Dao quần trắng ở các xã của huyện Yên Bình, tỉnh Yên Bái.

4. Thời gian tổ chức: Đám cưới của người Dao quần trắng ở huyện yên Bình, tỉnh Yên Bái  được diễn ra trong 3 ngày 2 đêm.

5. Nhận diện di sản:

Đám cưới của người Dao quần trắng theo tiếng của người Dao gọi là “áy cón”, trải qua nhiều nghi thức và tục lệ. Ở người Dao việc so tuổi được coi là yếu tố quan trọng được đặc biệt chú ý.  Nếu tuổi của đôi trai gái hợp với nhau thì hai gia đình mới tiến hành các nghi lễ: Bắt đầu là lễ dạm hỏi“Nịnh nại” hay “Nại nhan”,  sau đó đến lễ ăn hỏi “Ghịa tịnh”, rồi đến lễ cưới “Chịp nham”.

Đám cưới của Dao quần trắng có nhiều nét đặc trưng riêng từ: Trang phục, nghi thức đến các tục lệ trong đám cưới. Trong đám cưới cô dâu và đoàn đón dâu của nhà trai đều mặc trang phục truyền thống của dân tộc quần trắng, áo chàm; cô dâu mặc áo thêu, đội mũ thêu hoa văn (gọi là mũ bồ dài). Đặc biệt, trong đám cưới của người Dao quần trắng có tục chùm lên đầu chiếc áo vàng “Guý vằng” lên đầu chú rể và cô dâu thể hiện niềm tin tín ngưỡng, đồng thời cũng chính là thông điệp của nhà trai đã chính thức công nhận cô dâu thể hiện bản sắc văn hóa của nhóm tộc người. Tục“đội nón mới” cho chú rể mang ý nghĩa là sẽ che chở, bảo vệ cho chú rể trong suốt chặng đường đi; tục “che mặt cô dâu”..., hay những kiêng kỵ về giờ giấc trong đám cưới đều thể hiện quan niệm về niềm tin tín ngưỡng của tộc người.  

Đám cưới của người Dao quần trắng là một nghi lễ quan trọng trong chu kỳ đời người, thông qua các nghi lễ trong đám cưới thể hiện nét đặc trưng văn hóa, tính cách, quan niệm của tộc người; thể hiện nét đặc trưng riêng của vùng miền. Đám cưới cũng là dịp để lưu truyền, gìn giữ nét sinh hoạt văn hóa nghệ thuật hình của tộc người qua các hình thức hát đối mà ở đấy ông bà mối là người trực tiếp đảm nhiệm trong lễ cưới cũng như những tục lệ trong nghi lễ đời người.

Tags

kiểm-kê-di-sảnyên-bái

VIỆN VĂN HÓA NGHỆ THUẬT QUỐC GIA VIỆT NAM

enim ut tellus elementum sagittis vitae et leo duis ut diam quam nulla porttitor massa id neque aliquam vestibulum morbi blandit cursus risus at ultrices mi tempus imperdiet nulla malesuada

Giấy phép số 348/GPSĐBS-TTĐT do Cục Phát thanh, truyền hình và thông tin điện tử

Bộ Thông tin và Truyền thông cấp ngày 09/07/2015

Người chịu trách nhiệm chính: PGS. TS. Bùi Hoài Sơn

Địa chỉ: 32 phố Hào Nam - quận Đống Đa - Hà Nội 

ĐT: (84-24) 38569162 - (84-24) 35111095        Fax: (84-24) 35116415

Email: info@vicas.org.vn           Website: http://vicas.org.vn

Ghi rõ nguồn "VICAS" khi phát hành lại thông tin từ website này

 

Edit website