Danh mục kiểm kê Di sản văn hóa phi vật thể

Viện Văn hóa Nghệ thuật quốc gia Việt Nam

DANH MỤC KIỂM KÊ

DI SẢN VĂN HÓA PHI VẬT THỂ

Dân ca Quan họ Bắc Ninh
Tín ngưỡng thờ mẫu Tam Phủ của người Việt
Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương ở Phú Thọ
Dân ca Ví – Giặm Nghệ Tĩnh

Đờn ca tài tử Nam Bộ

Không gian địa lý: Theo kết quả kiểm kê năm 2011, có hơn 29.000 người đang thực hành Nghệ thuật Đờn ca tài tử ở 21 tỉnh, thành phố miền Nam Việt Nam: An Giang, Bà Rịa - Vũng Tàu, Bạc Liêu, Bến Tre, Bình Dương, Bình Phước, Bình Thuận, Cà Mau, Cần Thơ, Đồng Nai, Đồng Tháp, Hậu Giang, TP. Hồ Chí Minh, Kiên Giang, Long An, Ninh Thuận, Sóc Trăng, Tây Ninh, Tiền Giang, Trà Vinh, Vĩnh Long.

Những tỉnh, thành phố có nhiều người thực hành là: Bạc Liêu, Bình Dương, TP.Hồ Chí Minh, Tiền Giang.

Nghệ thuật Đờn ca tài tử chịu ảnh hưởng, giao thoa với một số loại hình di sản văn hóa khác ở miền Trung, miền Nam như: nhạc Lễ, hát Bội, dân ca,...

Thời gian tổ chức: Đờn ca tài tử được thực hành ở: lễ hội, ngày giỗ, cưới, sinh nhật, họp mặt,… Khán giả có thể cùng tham gia thực hành, bình luận và sáng tạo. Người miền Nam coi Đờn ca tài tử là sinh hoạt văn hóa tinh thần không thể thiếu và là di sản quý giá của chính họ. Lễ giỗ Tổ được duy trì hàng năm vào 12/8 âm lịch.

Cộng đồng chủ nhân di sản: Chủ nhân của Nghệ thuật Đờn ca tài tử Nam Bộ, Việt Nam (sau đây gọi tắt là Đờn ca tài tử) là những người thuộc nhiều thành phần xã hội khác nhau như: nông dân, ngư dân, công nhân, trí thức,... thực hành theo nhóm, câu lạc bộ và gia đình.

Tiêu biểu là:

·         Nhóm ở Huyện Bình Đại, tỉnh Bến Tre;

·         Nhóm ở Xã An Tây, huyện Bến Cát, tỉnh Bình Dương;

·         Nhóm ở Thị trấn Châu Thành, tỉnh Tây Ninh;

·         Câu lạc bộ Cao Văn Lầu, tỉnh Bạc Liêu;

·         Câu lạc bộ Đờn ca tài tử xã Tân Hưng, huyện Cái Nước, tỉnh Cà Mau;

·         Câu lạc bộ Đờn ca tài tử xã Thanh Phúc, huyện Vĩnh Cửu, tỉnh Đồng Nai;

·         Gia đình (3 thế hệ) ông Nguyễn Văn Du, ấp Thới Thanh, xã Thới Sơn, TP. Mỹ Tho, tỉnh Tiền Giang

·         Gia đình (3 thế hệ) ông Lê Khắc Tùng, ấp Thới Tây 1, xã Tân Hiệp, huyện Hóc Môn, TP. Hồ Chí Minh…

Nhận diện di sản: Đờn ca tài tử Nam Bộ của Việt Nam là loại hình nghệ thuật do cộng đồng 21 tỉnh thành miền Nam Việt Nam cùng nhau tạo ra, là một phần bản sắc của người dân phía Nam và được trao truyền từ đời này qua đời khác, được đảm bảo tính tiếp nối liên tục.

Đờn ca tài tử có nguồn gốc từ nhạc cung đình Huế được du nhập vào miền Nam từ cuối thế kỷ XIX, lúc đầu chỉ để phục vụ việc giải trí nghe chơi trong một cộng đồng nhỏ. Sau đó, nghệ thuật này ngày càng lan rộng và thu hút thêm nhiều đối tượng khác tham gia. Ban đầu chỉ có đờn, về sau mới xuất hiện thêm hình thức ca dần dần gọi thành đờn ca.

Trong nghệ thuật đờn ca, nam và nữ có vai trò bình đẳng, người đàn và người hát có vị trí tương đương nhau. Trước đây, dàn nhạc đờn ca tài tử sử dụng các loại nhạc cụ gồm đàn kim, đàn cò, đàn tranh song lang, ống tiêu. Khoảng từ năm 1920, lục huyền cầm (đàn ghi ta), hạ uy cầm và violon cũng được thêm vào trong dàn nhạc. Phần hay nhất trong tài tử là ở phần rao của người đàn và lối nói của người ca. Người đàn dùng rao - người ca dùng lối nói – để lên dây đàn và gợi cảm hứng cho bạn diễn, tạo không khí cho dàn tấu. Ngoài ra khi trình diễn các nghệ sĩ có thể dùng tiếng đàn của mình để “đối đáp” hoặc “thách thức” với người đồng diễn. Đây cũng là điểm mới lạ, hấp dẫn, cuốn hút của loại hình nghệ thuật dân tộc này.

Tags

đại-diện-của-nhân-loạidi-sản-quốc-giakiểm-kê-di-sảnhồ-chí-minhbình-thuậnbình-phướctây-ninhbình-dươngđồng-naivũng-tàulong-antiền-giangbến-tretrà-vinhvĩnh-longđồng-thápan-giangkiên-giangcần-thơhậu-giangsóc-trăngbạc-liêucà-mauninh-thuận

VIỆN VĂN HÓA NGHỆ THUẬT QUỐC GIA VIỆT NAM

enim ut tellus elementum sagittis vitae et leo duis ut diam quam nulla porttitor massa id neque aliquam vestibulum morbi blandit cursus risus at ultrices mi tempus imperdiet nulla malesuada

Giấy phép số 348/GPSĐBS-TTĐT do Cục Phát thanh, truyền hình và thông tin điện tử

Bộ Thông tin và Truyền thông cấp ngày 09/07/2015

Người chịu trách nhiệm chính: PGS. TS. Bùi Hoài Sơn

Địa chỉ: 32 phố Hào Nam - quận Đống Đa - Hà Nội 

ĐT: (84-24) 38569162 - (84-24) 35111095        Fax: (84-24) 35116415

Email: info@vicas.org.vn           Website: http://vicas.org.vn

Ghi rõ nguồn "VICAS" khi phát hành lại thông tin từ website này

 

Edit website