Danh mục kiểm kê Di sản văn hóa phi vật thể

Viện Văn hóa Nghệ thuật quốc gia Việt Nam

DANH MỤC KIỂM KÊ

DI SẢN VĂN HÓA PHI VẬT THỂ

Dân ca Quan họ Bắc Ninh
Tín ngưỡng thờ mẫu Tam Phủ của người Việt
Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương ở Phú Thọ
Dân ca Ví – Giặm Nghệ Tĩnh

Hát Nhà Tơ

Loại hình: Nghệ thuật trình diễn dân gian.

Không gian địa lý: Phân bố ở thành phố Móng Cái, huyện Đầm Hà, huyện Hải Hà và huyện Vân Đồn của tỉnh Quảng Ninh.

Thời gian tổ chức: Vào ngày hội trong những ngôi đình của các làng.

Cộng đồng chủ nhân di sản: Là người Việt sinh sống tập trung ở xã Vạn Ninh, Quảng Nghĩa (thành phố Móng Cái), xã Đầm Hà, thị trấn Đầm Hà (huyện Đầm Hà), xã Đoàn Kết (huyện Vân Đồn) và huyện Hải Hà.

Nhận diện di sản: Hát nhà tơ - hát, múa cửa đình ở Quảng Ninh đã tồn tại trong dân gian từ thế kỷ thứ XIII trên một không gian rộng và lưu truyền từ đời này qua đời khác ở vùng ven biển Đông Bắc của tỉnh Quảng Ninh. Các điệu hát, múa được hình thành và gắn liền với dòng chảy của văn hoá lịch sử và văn hoá tâm linh, thể hiện ở việc hát nhà tơ - hát, múa cửa đình thường gắn với các đình làng như: ở Móng Cái gắn với đình Trà Cổ, đình làng Bầu, đình Vạn Ninh ở Đầm Hà gắn với đình Đầm Hà, đình Tràng Y (đình Áo dài); ở Vân Đồn có đình Quan Lạn, đình Hà Vực; ở Hải Hà có đình My Sơn. Khác với ca trù, ở Quảng Ninh, không gian trình diễn hát nhà tơ - hát, múa ở cửa đình rộng, nhiều người cùng hát, múa; người hát, người đánh đàn đáy, gõ trống chầu đều đứng hoặc ngồi để hát; người gõ phách có thể là người hát hoặc không phải là người hát; trang phục đều mặc trang phục truyền thống áo dài màu nâu; trước khi hát có 3 bài múa, tốp múa có từ 6 đến 8 người, có khi tới 10 đến 12 người; riêng múa dâng hương có 2 bài, múa đón thần về đình làng (rước thần), múa dâng hương trước sau đó là múa dâng hoa mừng thần, múa đèn tiễn thần, cả tốp múa đều hát.

Diễn trình của Hát Nhà tơ thường theo trình tự; Giáo trống, Giáo hương, Dâng hương, Hát giai, Đọc phú, Ngâm thơ, Thổng, Dồn, Gửi thư, Hát múa Đại thạch hay Đại thực, Hát múa bỏ bộ, Hát múa bài bông, Tấu nhạc và múa tứ linh.

Hát cửa đình là hình thức diễn xướng dân gian và cũng là một tập tục, một nghi thức không thể thiếu trong lễ hội truyền thống đình ở thành phố Móng Cái, huyện Đầm Hà, huyện Hải Hà và huyện Vân Đồn. Nội dung các bài hát ca ngợi những anh hùng dân tộc, những người có có công với nước, với làng. Bởi thế, mặc dù trải qua biết bao biến động thăng trầm của lịch sử, xã hội đế nay tại các đình làng Quảng Ninh hát nhà tơ - hát, múa cửa đình vẫn duy trì, phát triển. Đến với các lễ hội đình, nhân dân không những được nghe hát, xem múa mà còn được vui chơi cộng hưởng các trò chơi dân gian truyền thống do chính mình tạo dựng, gìn giữ; trút bỏ được bao lo toan vất vả trong cuộc sống thường nhật để rồi sau đó lại bắt tay vào một ngày lao động mới với bao điều tốt đẹp hứa hẹn ở phía trước.

Tags

kiểm-kê-di-sảnquảng-ninh

VIỆN VĂN HÓA NGHỆ THUẬT QUỐC GIA VIỆT NAM

enim ut tellus elementum sagittis vitae et leo duis ut diam quam nulla porttitor massa id neque aliquam vestibulum morbi blandit cursus risus at ultrices mi tempus imperdiet nulla malesuada

Giấy phép số 348/GPSĐBS-TTĐT do Cục Phát thanh, truyền hình và thông tin điện tử

Bộ Thông tin và Truyền thông cấp ngày 09/07/2015

Người chịu trách nhiệm chính: PGS. TS. Bùi Hoài Sơn

Địa chỉ: 32 phố Hào Nam - quận Đống Đa - Hà Nội 

ĐT: (84-24) 38569162 - (84-24) 35111095        Fax: (84-24) 35116415

Email: info@vicas.org.vn           Website: http://vicas.org.vn

Ghi rõ nguồn "VICAS" khi phát hành lại thông tin từ website này

 

Edit website