Danh mục kiểm kê Di sản văn hóa phi vật thể

Viện Văn hóa Nghệ thuật quốc gia Việt Nam

DANH MỤC KIỂM KÊ

DI SẢN VĂN HÓA PHI VẬT THỂ

Dân ca Quan họ Bắc Ninh
Tín ngưỡng thờ mẫu Tam Phủ của người Việt
Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương ở Phú Thọ
Dân ca Ví – Giặm Nghệ Tĩnh

Hát Sình ca

1. Loại hình: Nghệ thuật trình diễn

2. Không gian địa lý: Tỉnh Thái Nguyên và một số tỉnh trung du Bắc Bộ nơi có người Sán Chay sinh sống.

3. Thời gian tổ chức: Trong dịp hội xuân, mừng đón khách quý, hát trong đám cưới, hát ru trẻ ngủ, hát trong lao động đám cưới, mừng nhà mới.

4. Chủ nhân của di sản: là người Sán Chay ở các huyện Phú Lương, Đồng Hỷ, Đại Từ của tỉnh Thái Nguyên.

5. Nhận diện di sản: Nghệ thuật diễn xướng dân gian của người Sán Chay vô cùng phong phú song nổi bật trong đời sống văn hoá tinh thần của họ đó là lối hát sình ca, hay hát ví Lưu Tam, hát nôm tiếng Sán Chay gọi là Shấng cọ. Sình ca có từ bao giờ? đến nay chưa ai trả lời được. Chỉ biết rằng qua bao thế hệ người Sán Chay đã coi Lưu Tam là vị tổ sư của lối hát này. Trải qua bao đời, người Sán Chay đã lưu giữ được những làn điệu Sình Ca như hát ru, hát giao duyên đối đáp nam nữ trong các ngày hội xuân, đám cưới, mừng nhà mới, hay khi bản có khách đến chơi. Trong đời sống sinh hoạt của đồng bào Sán Chay hát ví - Sình ca vẫn tồn tại nguyên vẹn tính thực hành xã hội của nó, ngoài mục đích giao lưu giải trí, nó còn thoả mãn nhu cầu nghệ thuật của đồng bào. Và trong những dịp lễ tết, hội hè các chàng trai, cô gái Sán Chay lại mượn những lời ca, câu hát để đi tìm bạn tình. Hát ví sình ca thường kéo dài trong nhiều đêm, họ chia làm tốp hát đối đáp với nhau theo nhiều chủ đề phong phú. Bên nam và bên nữ cử ra mỗi bên một người có tài ăn nói, giọng hát hay, đối đáp giỏi làm nhóm trưởng. Một điều đặc biệt, những người tham gia hát sình ca phải là những nam thanh, nữ tú chưa vợ chưa chồng, không cùng huyết thống, bởi họ cho rằng; hát sình ca là lối hát trao tình trai gái, nên những người có gia đình không được tham gia, muốn tham gia có chăng chỉ hát vui trong ngày hội xuân, chúc tết hay trong đám cưới mà thôi.

Người Sán Chay có thể hát sình ca ở bất cứ nơi đâu như hát trong nhà, hát ngoài đường, hát ở ven rừng, vừa đi vừa hát, hát ngoài đồng hay hát ở chợ… Sình ca là hình thức hát giao duyên nam nữ song nó là cuộc hát tự do, tức hứng khi họ gặp nhau. Nội dung của câu hát thường để thăm dò, mời chào và giới thiệu về quê hương, làng bản. Có thể nói hát giao duyên là môi trường tìm hiểu bạn tình lý tưởng của các chàng trai, cô gái đến tuổi cập kê, cũng từ những đêm hát giao duyên ấy mà đã nhiều đôi nên vợ nên chồng.

Với người Sán Chay ở Thái Nguyên sinh hoạt dân ca đã theo họ suốt cả cuộc đời. Họ dùng Sình ca để, thăm hỏi, sẻ chia, chúc mừng, giãi bày tâm sự. Không biết tự bao đời truyền thống ca hát ấy đã đi vào tâm tư tình cảm của người Sán Chay từ thế hệ này sang thế hệ khác và đã trở thành di sản văn hóa phi vật thể trong đời sống thường nhật của họ. 

Tags

kiểm-kê-di-sảnthái-nguyên

VIỆN VĂN HÓA NGHỆ THUẬT QUỐC GIA VIỆT NAM

enim ut tellus elementum sagittis vitae et leo duis ut diam quam nulla porttitor massa id neque aliquam vestibulum morbi blandit cursus risus at ultrices mi tempus imperdiet nulla malesuada

Giấy phép số 348/GPSĐBS-TTĐT do Cục Phát thanh, truyền hình và thông tin điện tử

Bộ Thông tin và Truyền thông cấp ngày 09/07/2015

Người chịu trách nhiệm chính: PGS. TS. Bùi Hoài Sơn

Địa chỉ: 32 phố Hào Nam - quận Đống Đa - Hà Nội 

ĐT: (84-24) 38569162 - (84-24) 35111095        Fax: (84-24) 35116415

Email: info@vicas.org.vn           Website: http://vicas.org.vn

Ghi rõ nguồn "VICAS" khi phát hành lại thông tin từ website này

 

Edit website