Danh mục kiểm kê Di sản văn hóa phi vật thể

Viện Văn hóa Nghệ thuật quốc gia Việt Nam

DANH MỤC KIỂM KÊ

DI SẢN VĂN HÓA PHI VẬT THỂ

Dân ca Quan họ Bắc Ninh
Tín ngưỡng thờ mẫu Tam Phủ của người Việt
Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương ở Phú Thọ
Dân ca Ví – Giặm Nghệ Tĩnh

Hát Xoan Phú Thọ

Không gian điạ lý: - 04 Phường Hát Xoan gốc: An Thái, Thét, Phù Đức và Kim Đái thuộc xã Phượng Lâu và xã Kim Đức, thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ, bên bờ sông Lô, cách Hà Nội 80 km.

- 03 Đội Hát Xoan mới hình thành từ năm 2006 ở huyện Lâm Thao và huyện Phù Ninh, tỉnh Phú Thọ.

Thời gian tổ chức: Hát Xoan được thực hành vào mùa xuân trong hai tháng đầu năm âm lịch.

Cộng đồng chủ nhân di sản:  - Phường An Thái, xã Phượng Lâu, thành phố Việt Trì: 42 người;

- Phường Phù Đức, xã Kim Đức, thành phố Việt Trì: 23 người;

- Phường Thét, xã Kim Đức, thành phố Việt Trì: 31 người;

- Phường Kim Đái (hay Kim Đới) xã Kim Đức, thành phố Việt Trì: 25 người.

Nhận diện di sản: Hát Xoan là loại hình nghệ thuật trình diễn liên quan tới tín ngưỡng thờ các Vua Hùng. Theo truyền thuyết, các Vua Hùng đã có công trong thời kỳ đầu dựng nước ở vùng đất cổ Phú Thọ. Vì vậy, người dân Phú Thọ đã sáng tạo ra Hát Xoan để tưởng nhớ công lao của các Vua Hùng và còn để cầu mưa thuận gió hoà, mùa màng tươi tốt, ca ngợi cảnh vật thiên nhiên, mô tả lao động, sinh hoạt ở nông thôn...

Hàng năm vào mùa xuân, các phường Xoan gốc là thôn  An Thái (xã Phượng Lâu - TP. Việt Trì); thôn Thét, thôn Phù Đức, thôn Kim Đái (xã Kim Đức - TP. Việt Trì) thường tổ chức hát ở cửa đình những ngày hội đám. Người đứng đầu một phường Xoan là ông trùm. Mỗi phường Xoan thường có từ 15 đến 18 người hoặc đông hơn, thường là trai gái tuổi 16-18. Nam gọi là kép, nữ gọi là đào, số đào thường đông hơn số kép. Trước mùa hội, họ tổ chức tập luyện bài bản, mùa hội họ đi tứ xứ hát có khi đôi ba tháng mới về.

Hát Xoan được thực hành theo trình tự và có ý nghĩa như sau: Hát Thờ để tưởng nhớ các Vua Hùng, các vị thần, những người có công với nước và tổ tiên của các dòng họ. Hát nghi lễ ngợi ca thiên nhiên, con người, đời sống sản xuất, sinh hoạt của cộng đồng. Hát hội (trong đó có Hát giao duyên) để bày tỏ ước mơ, tình cảm, tình yêu nam nữ và phục vụ nhu cầu văn hóa của người dân qua các bài bản trữ tình, vui nhộn…

Tags

cần-bảo-vệ-khẩn-cấpdi-sản-quốc-giakiểm-kê-di-sảnphú-thọ

VIỆN VĂN HÓA NGHỆ THUẬT QUỐC GIA VIỆT NAM

enim ut tellus elementum sagittis vitae et leo duis ut diam quam nulla porttitor massa id neque aliquam vestibulum morbi blandit cursus risus at ultrices mi tempus imperdiet nulla malesuada

Giấy phép số 348/GPSĐBS-TTĐT do Cục Phát thanh, truyền hình và thông tin điện tử

Bộ Thông tin và Truyền thông cấp ngày 09/07/2015

Người chịu trách nhiệm chính: PGS. TS. Bùi Hoài Sơn

Địa chỉ: 32 phố Hào Nam - quận Đống Đa - Hà Nội 

ĐT: (84-24) 38569162 - (84-24) 35111095        Fax: (84-24) 35116415

Email: info@vicas.org.vn           Website: http://vicas.org.vn

Ghi rõ nguồn "VICAS" khi phát hành lại thông tin từ website này

 

Edit website