Danh mục kiểm kê Di sản văn hóa phi vật thể

Viện Văn hóa Nghệ thuật quốc gia Việt Nam

DANH MỤC KIỂM KÊ

DI SẢN VĂN HÓA PHI VẬT THỂ

Dân ca Quan họ Bắc Ninh
Tín ngưỡng thờ mẫu Tam Phủ của người Việt
Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương ở Phú Thọ
Dân ca Ví – Giặm Nghệ Tĩnh

Hội Gióng ở đền Phù Đổng và đền Sóc

Không gian địa lý: Vùng trung tâm diễn ra Hội Gióng ở đền Phù Đổng và đền Sóclà các xã Đặng Xá, Phù Đổng của huyện Gia Lâm; phường Phúc Lợi của quận Long Biên; các xã Bắc Phú, Đức Hòa, Phù Linh, Tiên Dược, Tân Minh, Xuân Giang của huyện Sóc Sơn, thành phố Hà Nội.

(Các huyện Gia Lâm, Sóc Sơn, quận Long Biên trước đây thuộc tỉnh Bắc Ninh, nay thuộc thành phố Hà Nội)

Hội Gióng còn diễn ra ở vùng phụ cận là địa bàn các xã Phù Lỗ, Thanh Xuân (huyện Sóc Sơn), Lệ Chi (huyện Gia Lâm); Xuân Đỉnh (huyện Từ Liêm); Thống Nhất (huyện Thường Tín), thành phố Hà Nội.

Vùng lan tỏa của Hội Gióng còn mở rộng đến một số xã thuộc các huyện Quế Võ, Gia Bình, Lương Tài của tỉnh Bắc Ninh hiện nay.

Thời gian tổ chức: Hội Gióng ở đền Phù Đổng, xã Phù Đổng, huyện Gia Lâm tổ chức hàng năm vào hai ngày mùng 8 và mùng 9 tháng 4 âm lịch (tương truyền đây là nơi Thánh Gióng sinh ra)

Hội Gióng Đền Sóc, xã Phù Linh, huyện Sóc Sơn diễn ra trong ba ngày từ mùng 6 đến mùng 8 tháng Giêng (nơi Thánh Gióng bay về trời)

Cộng đồng chủ nhân di sản: Chủ nhân của Hội Gióng ở đền Phù Đổng và đền Sóclà những nông dân người Việt (Kinh) sinh sống chủ yếu bằng nghề trồng lúa nước.Họ thể hiện sự biết ơn, niềm tin với Thánh Gióng bằng cách lập đền thờ và mở hội hàng năm.

Nhận diện di sản: Hội Gióng - một lễ hội truyền thống được tổ chức hàng năm ở nhiều nơi tại Hà Nội nhằm tưởng niệm và ca ngợi chiến công lẫy lừng của người anh hùng truyền thuyết Thánh Gióng - một trong tứ bất tử của tín ngưỡng dân gian Việt Nam - tiêu diệt giặc Ân hung hãn, mở đầu trang sử vàng son chống ngoại xâm từ thời tiền sử đời vua Hùng Vương thứ VI.

Theo các nhà nghiên cứu, Hội Gióng ở đền Phù Đổng, xã Phù Đổng, huyện Gia Lâm tổ chức hàng năm vào hai ngày mùng 8 và mùng 9 tháng 4 âm lịch (tương truyền đây là nơi Thánh Gióng sinh ra) và Hội Gióng Đền Sóc, xã Phù Linh, huyện Sóc Sơn diễn ra trong ba ngày từ mùng 6 đến mùng 8 tháng Giêng (nơi Thánh Gióng bay về trời) là lễ hội có ý nghĩa và hoàn chỉnh hơn những nơi khác, từ ý tứ truyền thuyết đến nghệ thuật diễn xướng. Hội Gióng mô phỏng một cách sinh động và khoa học diễn biến các trận đấu của thánh Gióng và nhân dân Văn Lang với giặc Ân khiến Hội Gióng ở đền Phù Đổng và đền Sóc là hội trận độc nhất vô nhị trong kho tàng lễ hội cổ truyền ở Việt Nam.

Hội Gióng được lưu truyền từ thế kỷ XI đến nay, ẩn tàng tư tưởng đạo lý của người Việt, nhằm thể hiện sự hòa hợp trong quốc gia và gia đình, nhưng cũng chứa đựng những lớp văn hóa - tín ngưỡng lâu đời của người Việt như tín ngưỡng phồn thực, thờ thần mưa dông v.v…

Tags

di-sản-quốc-giađại-diện-của-nhân-loạikiểm-kê-di-sảnhà-nội

VIỆN VĂN HÓA NGHỆ THUẬT QUỐC GIA VIỆT NAM

enim ut tellus elementum sagittis vitae et leo duis ut diam quam nulla porttitor massa id neque aliquam vestibulum morbi blandit cursus risus at ultrices mi tempus imperdiet nulla malesuada

Giấy phép số 348/GPSĐBS-TTĐT do Cục Phát thanh, truyền hình và thông tin điện tử

Bộ Thông tin và Truyền thông cấp ngày 09/07/2015

Người chịu trách nhiệm chính: PGS. TS. Bùi Hoài Sơn

Địa chỉ: 32 phố Hào Nam - quận Đống Đa - Hà Nội 

ĐT: (84-24) 38569162 - (84-24) 35111095        Fax: (84-24) 35116415

Email: info@vicas.org.vn           Website: http://vicas.org.vn

Ghi rõ nguồn "VICAS" khi phát hành lại thông tin từ website này

 

Edit website