Danh mục kiểm kê Di sản văn hóa phi vật thể

Viện Văn hóa Nghệ thuật quốc gia Việt Nam

DANH MỤC KIỂM KÊ

DI SẢN VĂN HÓA PHI VẬT THỂ

Dân ca Quan họ Bắc Ninh
Tín ngưỡng thờ mẫu Tam Phủ của người Việt
Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương ở Phú Thọ
Dân ca Ví – Giặm Nghệ Tĩnh

Không gian văn hóa Cồng Chiêng Tây Nguyên

Không gian địa lý: Rải rác trên khắp năm tỉnh Tây Nguyên gồm Kon Tum, Gia Lai, Đăk Nông, Đăk Lăk, Lâm Đồng ngày nay.

Thời gian tổ chức: Cộng đồng các dân tộc bản địa có di sản văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên vẫn thường xuyên thực hành di sản của mình trong các lễ hội, nghi lễ, sự kiện văn hóa nghệ thuật của địa phương cũng như của khu vực.

Cộng đồng chủ nhân di sản: Chủ nhân của Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên là cư dân các tộc người Môn-Khơme (Banar, Giẻ-triêng, Xơ đăng, Rơ-măm, Mnông, Cơho, Mạ, Brâu) thuộc ngữ hệ Nam Á và các dân tộc Malayo Pôlinêsi (Êđê, Gia rai, Chu ru) thuộc ngữ hệ Nam Đảo.

Nhận diện di sản: Với các tộc người Tây Nguyên, cồng chiêng là một vật thiêng. Người dân Tây Nguyên tin rằng trong mỗi chiếc cồng, chiêng đều có một vị thần trú ngụ. Là một vật thiêng nên âm thanh cồng chiêng cũng mang tính thiêng, con người đã sử dụng nó như một ngôn ngữ để thông qua đó, họ “đối thoại” với tổ tiên và thần linh.

Nếu đã từng tham dự một chương trình biểu diễn cồng chiêng, ai cũng sẽ bị cuốn hút bởi âm thanh độc đáo phát ra từ những bộ cồng, bộ chiêng cùng với những điệu múa ấn tượng của đồng bào dân tộc Tây Nguyên. Các dàn cồng chiêng thường gồm nhiều bộ, mỗi bộ có số lượng khác nhau, kích cỡ khác nhau tùy thuộc vào từng tộc người, nhưng thường thì 7-8 cái, bộ nhiều lên tới 12 cái và sắp xếp theo thứ tự cái đầu lớn nhất rồi nhỏ dần. Diễn trình như sau: “đầu tiên, tám người cầm đồng la, tiếp ba người cầm chiêng và sau hết là một người cầm trống.

Cho đến nay, văn hóa cồng chiêng vẫn được thể hiện rõ nét trong đời sống của đồng bào Tây Nguyên bởi nó vẫn gắn bó với những lễ nghi, sinh hoạt của họ hay các sự kiện văn hóa nghệ thuật của địa phương cũng như của khu vực. Cồng chiêng và sinh hoạt cồng chiêng vẫn gắn bó giữ nguyên dáng vẻ dân gian, thô mộc mà chắc khỏe, tinh tế và sâu lắng nơi núi rừng đại ngàn. 

Tags

đại-diện-của-nhân-loạidi-sản-quốc-giakiểm-kê-di-sảnkon-tumgia-laiđắk-lắkđắk-nônglâm-đồng

VIỆN VĂN HÓA NGHỆ THUẬT QUỐC GIA VIỆT NAM

enim ut tellus elementum sagittis vitae et leo duis ut diam quam nulla porttitor massa id neque aliquam vestibulum morbi blandit cursus risus at ultrices mi tempus imperdiet nulla malesuada

Giấy phép số 348/GPSĐBS-TTĐT do Cục Phát thanh, truyền hình và thông tin điện tử

Bộ Thông tin và Truyền thông cấp ngày 09/07/2015

Người chịu trách nhiệm chính: PGS. TS. Bùi Hoài Sơn

Địa chỉ: 32 phố Hào Nam - quận Đống Đa - Hà Nội 

ĐT: (84-24) 38569162 - (84-24) 35111095        Fax: (84-24) 35116415

Email: info@vicas.org.vn           Website: http://vicas.org.vn

Ghi rõ nguồn "VICAS" khi phát hành lại thông tin từ website này

 

Edit website