Danh mục kiểm kê Di sản văn hóa phi vật thể

Viện Văn hóa Nghệ thuật quốc gia Việt Nam

DANH MỤC KIỂM KÊ

DI SẢN VĂN HÓA PHI VẬT THỂ

Dân ca Quan họ Bắc Ninh
Tín ngưỡng thờ mẫu Tam Phủ của người Việt
Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương ở Phú Thọ
Dân ca Ví – Giặm Nghệ Tĩnh

Lễ cúng Trỉa lúa của người Brâu

Loại hình: Tập quán xã hội, nghi lễ

Không gian địa lý: Tại sân nhà rông và chòi trên nương

Thời gian tổ chức: Tháng 3 dương lịch

Chủ nhân di sản: Dân tộc Brâu sinh sống dọc theo l­ưu vực các dòng sông Sê SanNậm Khoong. Nhánh ng­ười Brâu di c­ư vào Việt Nam vốn ở vùng Nam Lào và Đông Bắc Campuchia dư­ới chân núi Hồi, núi Hơ Niêng và trên lưu vực của các con sông Đắk Sú, Bờ Y, hồ A Jong cách ngày nay khoảng 150 năm. Dân tộc Brâu thuộc nhóm ngôn ngữ Môn khơ me, là một trong 10 tộc người có dân số ít nhất của nước ta.

Nhận diện di sản: Là cư dân canh tác nông nghiệp trong đó canh tác nương rẫy là chủ đạo bởi vậy người Brâu luôn quan rằng đói no là do các Yàng định đoạt. Thần lúa, thần rừng hay thần núi đều là những vị thần quan trọng đối với đời sống của họ, và những  nghi lễ cúng thần nông nghiệp đ­­ược tiến hành theo chu kỳ cây trồng. Theo nông lịch của ngư­ời Brâu từ cuối tháng 3 đầu tháng 4 dư­ơng lịch khi có những cơn m­ưa đầu mùa rơi xuống họ bắt đầu chuẩn bị cho một mùa lúa rẫy mới và nghi lễ cúng thần ruộng được một tộc họ đứng ra tổ chức tiếng Bâu gọi là Jamuchuôi (lễ cúng Trỉa lúa). Công việc đầu tiên của các gia đình trong làng đó là chuẩn bị làm chòi mới, dọn rẫy, phát đốt sạch để sau từ 15 đến 20 ngày sẽ tiến hành lễ trỉa lúa trên nư­ơng. Chủ lễ là già làng phân công công việc cho tất cả mọi người trong bon: Từ chuẩn bị lễ vật, phát nương, đốt trỉa, đến đánh công chiêng. Lễ vật dùng để mời gọi cúng tế thần linh tùy thuộc vào khả năng kinh tế của bà con trong bon có thể là trâu, bò, heo, gà, rượu, gạo tất cả đều được già làng phân công cho từng gia đình, từng thành viên trong bon chuẩn bị từ mùa rẫy trước. Ngoài thời gian chuẩn bị cũng như dọn đốt trỉa lúa trên nương, lễ hội thường diễn ra trong hai ngày chính. Ngày thứ nhất là Lễ hiến tế được tiến hành tại sân nhà rông. Già làng bôi máu hiến tế cho chiêng và hạt giống uống r­ượu và khẩn các Yàng che chở cho dân làng một vụ mùa bội thu, dân làng no ấm. Ngày thứ hai là Lễ trỉa lúa trên nương, những người đại diện của cộng đồng mang tất những hạt giống đã được ngủ lại một đêm trong làng mang lên rẫy để tra hạt. Nằm trong chuỗi nghi lễ của chu kỳ nông nghiệp Jamuchuôi là một lễ hội lớn còn l­ưu giữ đ­ược trong cộng đồng ng­ười Brâu ở Kon Tum. Thông qua những nghi thức cúng yàng linh thiêng thể hiện sự tín tưởng rất mộc mạc tr­ước thần linh, thiên nhiên xuất phát từ nhu cầu cuộc sống, của sự sinh tồn. Nó là một hoạt động văn hóa hiếm hoi còn lại của đồng bào Brâu, đây là môi trường tốt để trình diễn những nét đặc sắc về văn hóa tinh thần đặc biệt là nghệ thuật diễn xư­ớng dân gian trong đó vai trò của cồng chiêng là không thể thiếu vắng. 

Tags

kiểm-kê-di-sảnkon-tum

VIỆN VĂN HÓA NGHỆ THUẬT QUỐC GIA VIỆT NAM

enim ut tellus elementum sagittis vitae et leo duis ut diam quam nulla porttitor massa id neque aliquam vestibulum morbi blandit cursus risus at ultrices mi tempus imperdiet nulla malesuada

Giấy phép số 348/GPSĐBS-TTĐT do Cục Phát thanh, truyền hình và thông tin điện tử

Bộ Thông tin và Truyền thông cấp ngày 09/07/2015

Người chịu trách nhiệm chính: PGS. TS. Bùi Hoài Sơn

Địa chỉ: 32 phố Hào Nam - quận Đống Đa - Hà Nội 

ĐT: (84-24) 38569162 - (84-24) 35111095        Fax: (84-24) 35116415

Email: info@vicas.org.vn           Website: http://vicas.org.vn

Ghi rõ nguồn "VICAS" khi phát hành lại thông tin từ website này

 

Edit website