Danh mục kiểm kê Di sản văn hóa phi vật thể

Viện Văn hóa Nghệ thuật quốc gia Việt Nam

DANH MỤC KIỂM KÊ

DI SẢN VĂN HÓA PHI VẬT THỂ

Dân ca Quan họ Bắc Ninh
Tín ngưỡng thờ mẫu Tam Phủ của người Việt
Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương ở Phú Thọ
Dân ca Ví – Giặm Nghệ Tĩnh

Lễ cưới hỏi truyền thống của dân tộc Xạ Phang (Điện Biên)

1. Phân loại di sản: Nghi lễ vòng đời người

2. Không gian địa lý: Địa bàn sinh sống của người Xạ Phang tại một số tỉnh miền núi phía Bắc Việt Nam.

3. Thời gian tổ chức: Theo phong tục tập quán truyền thống của người Xạ Phang, lễ cưới hỏi thường được tổ chức từ tháng 10 đến tháng 2 âm lịch. Đây là khoảng thời gian nông nhàn nên thích hợp để tổ chức làm lễ.

4. Chủ nhân di sản: Cộng đồng người Xạ Phang cư trú ở một số tỉnh miền núi phía Bắc Việt Nam.

5. Nhận diện di sản:

Người Xạ Phang cũng như các dân tộc khác, con cái tự do tìm kiếm bạn đời. Sau thời gian tìm hiểu và yêu nhau muốn xây dựng hạnh phúc gia đình người con trai sẽ rủ người con gái về nhà mình và cử em gái (thường là em gái ruột hay em họ) vào ở cùng để bầu bạn với cô gái.

Trong thời gian cô gái đến ở nhà trai, nhà trai nhờ người để thay mặt gia đình sang bên nhà gái. Người được chọn đi phải là người am hiểu phong tục hôn nhân, có cuộc sống gia đình hạnh phúc. Theo phong tục của người Xạ Phang, ngày chọn để đi sang bên nhà gái phải là ngày chẵn và phải sang hỏi đủ 3 lần. Khi bên nhà gái trả lời đồng ý, nhà trai sẽ chuẩn bị sính lễ và chọn ngày lành tháng tốt tổ chức lễ cưới. . Đám cưới của người Xạ Phang  được tổ chức tại gia đình, có sự tham gia đóng góp của các gia đình trong dòng họ, trong cộng đồng, thậm chí còn có sự tham gia góp vui của các gia đình khác sinh sống quanh vùng.

Thông thường, lễ cưới hỏi truyền thống của người Xạ Phang được diễn ra trong hai ngày và  lễ đón dâu được xem là đỉnh điểm của toàn bộ lễ cưới. Sáng sớm, nhà trai cử người sang nhà gái làm lễ đón dâu. Dẫn đầu đoàn đón dâu là đội trống, kèn, chiêng. Đoàn đón dâu thường gồm: chú rể, chủ hôn, phù dâu, phù rể, cùng một số thanh niên mang kiệu rước dâu. Bố mẹ chú rể không đi cùng đoàn mà ở nhà chờ dâu về.

Đến nhà gái, chú rể cùng phù rể sẽ đi mời nước và thuốc những người lớn tuổi bên nhà gái, sau đó chú rể thắp hương, đốt vàng mã ở bàn thờ tổ tiên, ở bếp lò trong nhà, ở bếp củi rồi vái lạy tổ tiên trước bàn thờ nhà gái để xin phép rước dâu về nhà mình. 

Khi đến trước cửa nhà trai, cô dâu và chú rể cùng bước vào thắp hương ở bàn thờ tổ tiên, ở cửa, ở bếp (mỗi nơi thắp hai nén). Họ quan niệm rằng số chẵn tượng trưng cho sư trọn vẹn, có cặp có đôi, như vậy mới có sự sinh sôi phát triển. Sau đó cô dâu và chú rể cùng ra lạy bố mẹ, cô dì, chú bác bên nhà trai chủ yếu là những người cao tuổi, mọi người sẽ cùng mừng hạnh phúc cho cô dâu chú rể.

Các nghi lễ quan trọng trong lễ cưới hỏi truyền thống của người Xạ Phang đã xong, đôi vợ chồng trẻ lặng lẽ trở về phòng tân hôn của mình. Từ đây một cuộc sống mới bắt đầu, đôi vợ chồng trẻ sẵn sàng đón nhận và tận hưởng hạnh phúc, đồng thời cùng nhau vượt qua những khó khăn thử thách của cuộc sống để xây đắp tương lai.

Tags

kiểm-kê-di-sảnđiện-biên

VIỆN VĂN HÓA NGHỆ THUẬT QUỐC GIA VIỆT NAM

enim ut tellus elementum sagittis vitae et leo duis ut diam quam nulla porttitor massa id neque aliquam vestibulum morbi blandit cursus risus at ultrices mi tempus imperdiet nulla malesuada

Giấy phép số 348/GPSĐBS-TTĐT do Cục Phát thanh, truyền hình và thông tin điện tử

Bộ Thông tin và Truyền thông cấp ngày 09/07/2015

Người chịu trách nhiệm chính: PGS. TS. Bùi Hoài Sơn

Địa chỉ: 32 phố Hào Nam - quận Đống Đa - Hà Nội 

ĐT: (84-24) 38569162 - (84-24) 35111095        Fax: (84-24) 35116415

Email: info@vicas.org.vn           Website: http://vicas.org.vn

Ghi rõ nguồn "VICAS" khi phát hành lại thông tin từ website này

 

Edit website