Danh mục kiểm kê Di sản văn hóa phi vật thể

Viện Văn hóa Nghệ thuật quốc gia Việt Nam

DANH MỤC KIỂM KÊ

DI SẢN VĂN HÓA PHI VẬT THỂ

Dân ca Quan họ Bắc Ninh
Tín ngưỡng thờ mẫu Tam Phủ của người Việt
Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương ở Phú Thọ
Dân ca Ví – Giặm Nghệ Tĩnh

Lễ đầy tháng của dân tộc Tày ở Bắc Kạn

1.     Phân loại di sản: Nghi lễ vòng đời

2.     Không gian địa lý: Bắc Kạn là một tỉnh thuộc vùng Đông Bắc Việt Nam, phía bắc giáp tỉnh Cao Bằng, phía đông giáp tỉnh Lạng Sơn, phía nam giáp tỉnh Thái Nguyên và phía tây giáp tỉnh Tuyên Quang. 

Địa điểm tổ chức lễ đầy tháng là tại nhà của của người vừa sinh em bé.

3. Thời gian tổ chức: Theo phong tục tập quán truyền thống của người Tày, đứa trẻ sau khi đủ một tháng, người ta sẽ tổ chức lễ đầy tháng.

4. Cộng đồng di sản: Đây là lễ thức đầu tiên trong chu kì vòng đời của người Tày.

5. Nhận diện di sản: Là lễ thức đầu tiên trong chu kì vòng đời của con người, nên lễ đầy tháng được bà con người Tày chuẩn bị rất chu đáo, công phu. Nghi lễ này cũng thể hiện sự đùm bọc, cộng đồng trách nhiệm của hai bên gia đình trong việc chăm sóc bà mẹ và trẻ nhỏ; là dịp để hai bên gia đình nội ngoại của trẻ gặp gỡ, tăng thêm tình thông gia thắm thiết. Lễ đầy tháng, trong tiếng Tày, còn gọi là "ma nhét", có ý nghĩa là xấu xí. Bởi, trong ngày lễ quan trọng này, đứa trẻ sẽ được ông bà pụt (tức thầy cúng) hoặc một người nào có uy tín trong gia đình đặt cho một cái tên. Thông thường, người ta chọn những cái tên xấu xí để đặt cho đứa bé, với quan niệm rằng, tên xấu xí thì sẽ dễ nuôi, không bị các thần ghen tị, quở trách.

Bên cạnh đó lễ Ma nhét của người Tày nhằm tạ ơn các bà mụ, ông bà tổ tiên đã che chở, giúp cho mẹ tròn con vuông. Tổ chức lễ đầy tháng, nhất là cho những đứa con, đứa cháu đầu lòng, rất cầu kì. Vì vậy, gia đình phải chuẩn bị từ khi trong nhà có người sinh con, từ việc chuẩn bị lương thực, thực phẩm, lấy lá gói bánh sừng bò, chọn mời thầy cúng làm lễ cho gia đình, nhờ hàng xóm đến giúp gia đình làm cỗ đãi khách.

Lễ vật dâng cúng trong lễ đầy tháng của người Tày không thể thiếu một loại bánh là bánh “coóc mò”, hay còn gọi la bánh sừng bò. Theo tập quán của bà con, mỗi người đến dự lễ đầy đầy tháng khi về đều được gia chủ gói cho 3 cái bánh sừng bò để làm quà. Vì thế, người ta phải căn cứ vào số khách mời để gói cho đủ bánh, kẻo thiếu bánh làm quà thì sẽ thất lễ với họ hàng, khách khứa.

  Đối với người Tày ở Bắc Kạn, lễ đầy tháng là lễ thức đầu tiên trong chu kì vòng đời của con người nên được chuẩn bị rất chu đáo, công phu. Nghi lễ này cũng thể hiện sự đùm bọc, cộng đồng trách nhiệm của hai bên gia đình trong việc chăm sóc bà mẹ và trẻ nhỏ.

Trong lễ đầy tháng, nghi lễ quan trọng nhất được tiến hành là lễ cúng mụ. Theo quan niệm của người Tày, "cửa mụ" là nơi trú ngụ của các bà mụ,  người ban con cái cho các cặp vợ chồng ở trần gian. Vì thế, khi vào đến cửa mụ, thầy pụt phải dâng lễ vật của gia đình, tiến cúng lên các bà mụ để tạ ơn các bà đã cho gia chủ con cái và xin bà mụ đặt tên cho đứa bé.

Ngày nay, lễ đầy tháng của dân tộc Tày, tỉnh Bắc Kạn đã có những thay đổi nhất định. Song những phong tục, tập quán của cư dân nơi đây vẫn đang hàng ngày được lưu giữ và tích tụ để tạo nên những giá trị văn hoá truyền thống độc đáo của riêng khẳng định bản sắc dân tộc mình.    

Tags

kiểm-kê-di-sảnbắc-kạn

VIỆN VĂN HÓA NGHỆ THUẬT QUỐC GIA VIỆT NAM

enim ut tellus elementum sagittis vitae et leo duis ut diam quam nulla porttitor massa id neque aliquam vestibulum morbi blandit cursus risus at ultrices mi tempus imperdiet nulla malesuada

Giấy phép số 348/GPSĐBS-TTĐT do Cục Phát thanh, truyền hình và thông tin điện tử

Bộ Thông tin và Truyền thông cấp ngày 09/07/2015

Người chịu trách nhiệm chính: PGS. TS. Bùi Hoài Sơn

Địa chỉ: 32 phố Hào Nam - quận Đống Đa - Hà Nội 

ĐT: (84-24) 38569162 - (84-24) 35111095        Fax: (84-24) 35116415

Email: info@vicas.org.vn           Website: http://vicas.org.vn

Ghi rõ nguồn "VICAS" khi phát hành lại thông tin từ website này

 

Edit website