Danh mục kiểm kê Di sản văn hóa phi vật thể

Viện Văn hóa Nghệ thuật quốc gia Việt Nam

DANH MỤC KIỂM KÊ

DI SẢN VĂN HÓA PHI VẬT THỂ

Dân ca Quan họ Bắc Ninh
Tín ngưỡng thờ mẫu Tam Phủ của người Việt
Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương ở Phú Thọ
Dân ca Ví – Giặm Nghệ Tĩnh

Lễ hội Bánh Dày đình Lục Giáp (Yên Thành, Yên Mô, Ninh Bình)

1.     Phân loại di sản: Tập quán xã hội, nghi lễ và lễ hội

2.     Không gian địa lý: Lễ hội diễn ra tại đình Lục Giáp (tên Nôm là Lục Giáp Thần Từ) với ý nghĩa là ngôi đình thờ thành hoàng chung của 6 thôn (xưa gọi là giáp): Lộc Phú, Phúc Bái, Đông Đoài, Đanh Thọ, Tiên An, Kênh Thịnh. Ngày nay đình Lục Giáp thuộc địa phận xã Yên Thành, huyện Yên Mô, tỉnh Ninh Bình.

3. Thời gian tổ chức: Vào các dịp lễ hội của làng và các sự kiện của gia đình, dòng họ như Tết nguyên đán, khao lão, cưới hỏi.

4. Chủ nhân di sản:  Người kinh 6 thôn thuộc huyện Yên Mô coi tổ chức lễ hội hàng năm để tạ ơn các bậc tiền nhân, các vị thần và cũng là dịp để cầu cho mưa thuận gió hoà, mùa màng tươi tốt.

5. Nhận diện di sản:

Đình Lục Giáp được nhân dân lập nên để thờ bốn vị thần: Lý Ngư Long và Tam Vị Ngọ Công (Trưởng Minh Ngọ Công, Thứ Minh Ngọ Công, Quý Minh Ngọ Công). Theo truyền thuyết, bốn vị thần này đều là các hoàng từ con trai của Lạc Long Quân và Âu Cơ. Họ đều có công dẹp giặc Ân và quân Thục giữ yên bờ cõi. Là con cháu vua Hùng nên ba vị Ngọ Công nắm được công thức làm bánh chưng bánh dày. Họ đã truyền dạy cho người dân nơi đây làm bánh để tạ ơn trời đất, thần linh và tiến vua vào dịp đầu năm mới. Tục làm bánh dày của người dân huyện Yên Mô có từ đó và trở thành một lễ hội tại đình Lục Giáp để tế lễ rồi dự thi tranh giải. Lễ hội bánh dày có ý nghĩa vô cùng sâu sắc trong đời sống văn hoá của người Yên Mô. Đó là sản vật giản dị nhưng vô cùng cao quý được chắt chiu từ từng hạt gạo thấm đượm mồ hôi và nguồn nước thanh khiết từ “Giếng Ngọc trời ban” cho dân làng. Bánh dầy hình tròn, trước hết là để tượng trưng cho trời, rồi tượng trưng cho cha, cho rồng, cho sức mạnh và sự viên mãn.Vì vậy, từ xưa đến nay, bánh dầy là lễ vật để tế trời, cúng tế thần linh và tổ tiên.

Bánh dày cũng là lễ vật để dùng trong các dịp khao vọng cho những người lên lão, cho những người được thăng quan tiến chức, đỗ đạt và trong việc cưới hỏi.

Ý nghĩa của tục làm bánh dày trong lễ mừng thọ là sự tỏ lòng ngưỡng mộ, sự tôn kính của con cháu tới ông bà cha mẹ và nguyện cầu “phúc, lộc, thọ” cho gia đình.

Bánh dày có ở dịp cưới hỏi có ý nghĩa cầu chúc cho đôi vợ chồng bách niên giai lão. Cặp bánh dày còn mang ý nghĩa phồn thực, được ví với vẻ đẹp và sự quý giá như bộ ngực của người phụ nữ.

Bánh dày được dùng trong lễ đăng quang biểu thị cho lòng mong ước tài đức vẹn tròn. Tài đức của một vị quan sẽ được so sánh với sự thanh tao, sang quý nhưng rất đỗi giản dị của chiếc bánh dày.

Bánh dày là kết tinh qua quá trình lao động, sáng tạo, bền bỉ của người Việt. Lễ hội đình Lục Giáp với chiếc bánh dày trắng ngần, giản dị và thanh khiết ấy chất chứa bao giá trị đẹp, đó là: lòng tri ân, nghệ thuật ẩm thực,… và trên hết đó là sự khát khao vươn tới cuộc sống no đủ, danh chính, thanh cao của người dân lao động.

Tags

kiểm-kê-di-sảnninh-bình

VIỆN VĂN HÓA NGHỆ THUẬT QUỐC GIA VIỆT NAM

enim ut tellus elementum sagittis vitae et leo duis ut diam quam nulla porttitor massa id neque aliquam vestibulum morbi blandit cursus risus at ultrices mi tempus imperdiet nulla malesuada

Giấy phép số 348/GPSĐBS-TTĐT do Cục Phát thanh, truyền hình và thông tin điện tử

Bộ Thông tin và Truyền thông cấp ngày 09/07/2015

Người chịu trách nhiệm chính: PGS. TS. Bùi Hoài Sơn

Địa chỉ: 32 phố Hào Nam - quận Đống Đa - Hà Nội 

ĐT: (84-24) 38569162 - (84-24) 35111095        Fax: (84-24) 35116415

Email: info@vicas.org.vn           Website: http://vicas.org.vn

Ghi rõ nguồn "VICAS" khi phát hành lại thông tin từ website này

 

Edit website