Danh mục kiểm kê Di sản văn hóa phi vật thể

Viện Văn hóa Nghệ thuật quốc gia Việt Nam

DANH MỤC KIỂM KÊ

DI SẢN VĂN HÓA PHI VẬT THỂ

Dân ca Quan họ Bắc Ninh
Tín ngưỡng thờ mẫu Tam Phủ của người Việt
Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương ở Phú Thọ
Dân ca Ví – Giặm Nghệ Tĩnh

Nghề chế tác cồng chiêng làng Phước Kiều

Loại hình: Nghề thủ công truyền thống

Không gian địa lý: Làng Phước Kiều, xã Điện Phương, huyện Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam.

Thời gian tổ chức: Làm quanh năm.

Cộng đồng chủ nhân di sản: Người dân làng Phước Kiều, xã Điện Phương, huyện Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam.

Nhận diện di sản: Người dân Phước Kiều sinh sống bằng nghề đúc đồng và Chế tác cồng chiêng để phục vụ cho nhu cầu sinh hoạt tín ngưỡng văn hóa của đồng bào các dân tộc vùng Trường Sơn Tây Nguyên. Chế tác công chiêng cũng là một nghề đúc thủ công nên người thợ đúc đồng cũng phải nắm vững những bí quyết cơ bản của kỹ thuật luyện kim. Để có được một sản phẩm cồng chiêng, người thợ phải thực hiện nhiều thao tác kỹ thuật mang tính tổ hợp và phức tạp, qua nhiều công đoạn từ tạo khuôn hay còn gọi là lên khuôn, làm lò, nấu đồng và cuối cùng là công việc thẩm âm. Sản phẩm của làng nghề chủ yếu là Chiêng bằng và Chiêng núm. Ngày nay bên cạnh việc chế tác cồng chiêng thì nhiều lò đúc các sản phẩm  dân dụng phục vụ cho đời sống hàng cũng ra đời.

Đúc một bộ cồng chiêng người thợ làng Phước Kiều phải chuẩn bị trong vòng một tháng để có được khuôn đúc. Khi đã lên khuôn người thợ tiến hành công việc nấu đồng, rót đồng, dỡ khuôn và gia công sản phẩm. Với nghề đúc đồng nói chung thì công đoạn làm nguội gia công sau đúc không kém phần quan trọng bởi nó sẽ cho ra sản phẩm bóng đẹp, chất lượng tốt. Cồng chiêng được đúc bằng phương pháp thủ công, nên không đạt được mặt phẳng tuyệt đối, do đó tất cả những sản phẩm cồng chiêng đều phải được bào gọt trước khi tiến hành công việc thẩm âm. Để tạo được âm thanh có cao độ và trường độ lớn thì tỷ lệ pha chế hợp kim đồng đóng vai trò quan trọng. Nó đòi hỏi người thợ phải có kinh nghiệm lâu năm, như muốn có được âm thanh cao và dài thì cấu tạo hợp kim phải cứng và bền, bởi khi tác động vào cồng chiêng một lực nó sẽ sinh ra dao động có tần số, chu kỳ và bước sóng, âm thanh “nghe được" to và kéo dài do bề mặt chiêng cứng và bền. Để có được một bộ cồng chiêng đạt được âm thanh chuẩn như ý muốn thì người thợ làng nghề đúc đồng Phước Kiều lúc này lại đóng vai trò như một người nghệ sĩ chơi chiêng để thẩm âm. Khi đánh chiêng lên người thợ nghe để biết được “độ căng”  của mặt chiêng, đạt yêu cầu âm thanh có gốc và ngọn, công việc này người thợ chế tác gọi là “cải mặt”  bằng những “đường búa” gõ đập vào mặt cồng chiêng phía trong hay ngoài tùy vào yêu cầu. Do đòi hỏi của công việc người thợ Phước Kiều phải tự học hỏi, tìm hiểu về văn hoá của chủ thể sử dụng cồng chiêng từ cách kích âm, cơ cấu dàn chiêng, giai điệu và các bài chiêng để có thể đúc được những bộ cồng chiêng đáp ứng được nhu cầu sử dụng của đồng bào các dân tộc Tây Nguyên

Cùng với tình yêu nghề và đôi bàn tay tài hoa, khéo léo, người thợ chế tác cồng chiêng đã đời nối đời truyền tiếp cho nhau để hình thành nên một đặc trưng riêng của làng đúc đồng Phước Kiều. Sản phẩm chính của làng nghề là cồng chiêng một thứ hàng hoá hay nói đúng hơn là một thứ nhạc cụ gắn liền với đời sống sinh hoạt của đồng bào các dân tộc vùng Trường Sơn - Tây Nguyên. 

Tags

kiểm-kê-di-sảnquảng-nam

VIỆN VĂN HÓA NGHỆ THUẬT QUỐC GIA VIỆT NAM

enim ut tellus elementum sagittis vitae et leo duis ut diam quam nulla porttitor massa id neque aliquam vestibulum morbi blandit cursus risus at ultrices mi tempus imperdiet nulla malesuada

Giấy phép số 348/GPSĐBS-TTĐT do Cục Phát thanh, truyền hình và thông tin điện tử

Bộ Thông tin và Truyền thông cấp ngày 09/07/2015

Người chịu trách nhiệm chính: PGS. TS. Bùi Hoài Sơn

Địa chỉ: 32 phố Hào Nam - quận Đống Đa - Hà Nội 

ĐT: (84-24) 38569162 - (84-24) 35111095        Fax: (84-24) 35116415

Email: info@vicas.org.vn           Website: http://vicas.org.vn

Ghi rõ nguồn "VICAS" khi phát hành lại thông tin từ website này

 

Edit website