Danh mục kiểm kê Di sản văn hóa phi vật thể

Viện Văn hóa Nghệ thuật quốc gia Việt Nam

DANH MỤC KIỂM KÊ

DI SẢN VĂN HÓA PHI VẬT THỂ

Dân ca Quan họ Bắc Ninh
Tín ngưỡng thờ mẫu Tam Phủ của người Việt
Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương ở Phú Thọ
Dân ca Ví – Giặm Nghệ Tĩnh

Nhã nhạc cung đình Huế

Không gian địa lý: Nhã nhạc đã được biểu diễn thường xuyên phục vụ công chúng tại Nhà hát Duyệt Thị Đường (Đại Nội Huế), Nhà hát Minh Khiêm Đường (Lăng Tự Đức), hoặc tại Thế Miếu trong lễ cúng kỵ hàng năm của các vua triều Nguyễn.

Thời gian tổ chức: Trước đây, Nhã nhạc - Âm nhạc cung đình Huế mang ý nghĩa là "âm nhạc tao nhã", được trình diễn tại các lễ thường niên trong cung đình, bao gồm các lễ như: lễ Đăng quang, lễ Thiết triều, lễ Hưng quốc khánh niệm, lễ Vạn thọ, lễ tế các miếu… hay những dịp đón tiếp chính thức.

Ngày nay, Nhã nhạc không chỉ hiện diện phong phú trong các lễ tế, lễ hội dân gian (như trong nghi lễ đưa tiễn người thân về thế giới bên kia, lễ vạn thọ, tế miếu, khánh tiết...) mà còn lan toả trong các kỳ festival và tiếp tục là nguồn cảm hứng cho âm nhạc Việt Nam đương đại.

Cộng đồng chủ nhân di sản: Nhã nhạc đang được tổ chức truyền dạy ở nhiều cấp độ và dưới nhiều hình thức khác nhau. Trung tâm bảo tồn di tích cố đô Huế phối hợp với Trường Văn hóa Nghệ thuật tỉnh tổ chức thực hiện, tuyển chọn và đào tạo được 20 học viên lứa tuổi từ 15 đến 25. Chương trình đào tạo với giáo án được chọn lọc và điều chỉnh cho phù hợp với trình độ của các học viên trẻ do các giảng viên của Đại học Nghệ thuật Huế và Trường Văn hóa Nghệ thuật tỉnh, cùng với sự hướng dẫn truyền đạt ngón nghề trực tiếp của một số nghệ nhân, nghệ sĩ tâm huyết thuộc Nhà hát Nghệ thuật cung đình Huế.

Nhận diện di sản: Trước đây, Nhã nhạc - Âm nhạc cung đình Huế mang ý nghĩa là "âm nhạc tao nhã", được trình diễn tại các lễ thường niên trong cung đình, bao gồm các lễ như: lễ Đăng quang, lễ Thiết triều, lễ Hưng quốc khánh niệm, lễ Vạn thọ, lễ tế các miếu… hay những dịp đón tiếp chính thức, là biểu tượng về quyền uy và sự trường thọ của triều đại phong kiến nhà Nguyễn; là một phương tiện liên lạc và bày tỏ tôn kính đến các vị thần linh và bậc đế vương và là phương tiện truyền đạt những ý tưởng mang tính triết lý và những khía cạnh về vũ trụ của người Việt Nam. Từ sau năm 1945, phần chức năng xã hội nguyên thủy gắn với các triều đại phong kiến Nhà Nguyễn của Nhã nhạc đã thay đổi hoặc mất đi cùng với sự sụp đổ của nền quân chủ này.

Ngày nay, Nhã nhạc vẫn được coi là bản sắc văn hóa và là niềm tự hào của cộng đồng địa phương. Phần lớn các hình thức biểu đạt của Nhã nhạc còn phù hợp với cuộc sống đương đại vẫn còn là nhu cầu và không chỉ hiện diện phong phú trong các lễ tế, lễ hội dân gian (như trong nghi lễ đưa tiễn người thân về thế giới bên kia, lễ vạn thọ, tế miếu, khánh tiết...) mà còn lan toả trong các kỳ festival và tiếp tục là nguồn cảm hứng cho âm nhạc Việt Nam đương đại.

Tags

đại-diện-của-nhân-loạidi-sản-quốc-giakiểm-kê-di-sảnhuế

VIỆN VĂN HÓA NGHỆ THUẬT QUỐC GIA VIỆT NAM

enim ut tellus elementum sagittis vitae et leo duis ut diam quam nulla porttitor massa id neque aliquam vestibulum morbi blandit cursus risus at ultrices mi tempus imperdiet nulla malesuada

Giấy phép số 348/GPSĐBS-TTĐT do Cục Phát thanh, truyền hình và thông tin điện tử

Bộ Thông tin và Truyền thông cấp ngày 09/07/2015

Người chịu trách nhiệm chính: PGS. TS. Bùi Hoài Sơn

Địa chỉ: 32 phố Hào Nam - quận Đống Đa - Hà Nội 

ĐT: (84-24) 38569162 - (84-24) 35111095        Fax: (84-24) 35116415

Email: info@vicas.org.vn           Website: http://vicas.org.vn

Ghi rõ nguồn "VICAS" khi phát hành lại thông tin từ website này

 

Edit website