Danh mục kiểm kê Di sản văn hóa phi vật thể

Viện Văn hóa Nghệ thuật quốc gia Việt Nam

DANH MỤC KIỂM KÊ

DI SẢN VĂN HÓA PHI VẬT THỂ

Dân ca Quan họ Bắc Ninh
Tín ngưỡng thờ mẫu Tam Phủ của người Việt
Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương ở Phú Thọ
Dân ca Ví – Giặm Nghệ Tĩnh

Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương ở Phú Thọ

Không gian địa lý:Các làng xã thuộc các huyện: Cẩm Khê, Đoan Hùng, Hạ Hòa, Lâm Thao, Phù Ninh, Tam Nông, Thanh Ba, Thanh Sơn, Thanh Thủy, Yên Lập, thị xã Phú Thọ và thành phố Việt Trì của tỉnh Phú Thọ. Không gian thờ cúng tập trung nhiều người thực hành nhất là các ngôi đền: Hạ, Trung, Thượng trên núi Nghĩa Lĩnh, thành phố Việt Trì. Tỉnh Phú Thọ thuộc vùng đông bắc Việt Nam, tiếp giáp với các tỉnh Tuyên Quang, Yên Bái phía bắc, với tỉnh Hoà Bình phía nam, với tỉnh Sơn La phía tây, với tỉnh Vĩnh Phúc, thành phố Hà Nội phía đông và đông nam. Tín ngưỡng này còn được thực thi ở một số nơi thuộc các tỉnh ở Bắc Bộ, và từ đây lan tỏa vào Trung Bộ và Nam Bộ của Việt Nam.

Thời gian tổ chức: Giỗ Tổ Hùng Vương vào ngày 10 tháng 3 âm lịch hàng năm nhằm giáo dục đạo lý truyền thống biết ơn tổ tiên, trở thành nơi hội tụ tinh thần đưa các thế hệ con cháu về cội nguồn. Trong ngày Giỗ Tổ Hùng Vương và những ngày còn lại trong năm, hàng triệu lượt người hành hương về núi thiêng Nghĩa Lĩnh để tưởng niệm Hùng Vương, nhớ ơn công lao tổ tiên trong dựng nước và giữ nước. Nghi thức thờ cúng thường niên diễn ra tại các đình, đền, miếu trong làng xã chủ yếu vào mùa xuân hàng năm

Cộng đồng chủ nhân di sản: Người Việt thờ cúng Hùng Vương như là ông tổ khai sinh của dân tộc - đất nước.

Nhận diện di sản: Thờ cúng Hùng Vương, thờ cúng thủy tổ của dân tộc đã trở thành một biểu tượng văn hóa - tín ngưỡng kết nối giữa quá khứ với hiện tại. “Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương” có từ thời đại các Vua Hùng và đây cũng là nguồn gốc của tục thờ Tổ tiên của từng gia đình, dòng họ người Việt, nguồn gốc đó là sợi chỉ đỏ tạo nên truyền thống đoàn kết thương yêu, đùm bọc lẫn nhau. Hàng nghìn năm trước, các vua Hùng đã chọn núi Nghĩa Lĩnh, ngọn núi cao nhất trong khu vực kinh đô Văn Lang xưa để thực hiện các nghi lễ theo tín ngưỡng. Sau này, để ghi nhớ công ơn của các vua Hùng, hàng triệu con dân nước Việt đã lập tới hơn 1.400 di tích thờ các Vua Hùng khắp các nơi trên mảnh đất hình chữ S. Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương không chỉ tồn tại trong đời sống nhân dân mà bất kỳ thời kỳ nào, dưới một triều đại nào cũng được đặc biệt quan tâm. Trong bản ngọc phả thời Trần năm 1470 – đời vua Lê Thánh Tông và đời vua Lê Kính Tông năm 1601 có đoạn: “Từ nhà Triệu, nhà Đinh, nhà Lê, nhà Lý, nhà Trần đến triều đại ta bây giờ là Hồng Đức Hậu Lê vẫn hương khói”. Vào ngày giỗ Tổ Hùng Vương, trước anh linh các bậc tiên tổ, dù là người Việt Nam hay khách quốc tế đều trào dâng một cảm xúc thiêng liêng, một lòng tự tôn dân tộc mãnh liệt. 

Tags

đại-diện-của-nhân-loạidi-sản-quốc-giakiểm-kê-di-sảnphú-thọ

VIỆN VĂN HÓA NGHỆ THUẬT QUỐC GIA VIỆT NAM

enim ut tellus elementum sagittis vitae et leo duis ut diam quam nulla porttitor massa id neque aliquam vestibulum morbi blandit cursus risus at ultrices mi tempus imperdiet nulla malesuada

Giấy phép số 348/GPSĐBS-TTĐT do Cục Phát thanh, truyền hình và thông tin điện tử

Bộ Thông tin và Truyền thông cấp ngày 09/07/2015

Người chịu trách nhiệm chính: PGS. TS. Bùi Hoài Sơn

Địa chỉ: 32 phố Hào Nam - quận Đống Đa - Hà Nội 

ĐT: (84-24) 38569162 - (84-24) 35111095        Fax: (84-24) 35116415

Email: info@vicas.org.vn           Website: http://vicas.org.vn

Ghi rõ nguồn "VICAS" khi phát hành lại thông tin từ website này

 

Edit website