Danh mục kiểm kê Di sản văn hóa phi vật thể

Viện Văn hóa Nghệ thuật quốc gia Việt Nam

DANH MỤC KIỂM KÊ

DI SẢN VĂN HÓA PHI VẬT THỂ

Dân ca Quan họ Bắc Ninh
Tín ngưỡng thờ mẫu Tam Phủ của người Việt
Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương ở Phú Thọ
Dân ca Ví – Giặm Nghệ Tĩnh

Trò diễn dân gian Mường (Pồn Poong Mường)

Loại hình: Nghệ thuật trình diễn dân gian

Không gian địa lý: Các huyện miền núi Thanh Hoá nơi có địa bàn người dân tộc Mường sinh sống.

Thời gian tổ chức: Pồn Poông được tổ chức vào mùa xuân và mùa thu khoảng tháng 3 và tháng 8 âm lịch là lúc nông nhàn những người nông dân có điều kiện để tổ chức các trò chơi. Tục ngữ Mường có câu “Cây bông trăng nó nở hoa tháng 8, cây tràng bảng nó nở tháng 3”. Cây tràng bảng là vật liệu chính làm hoa cho cây bông trong trò diễn Pồn Poong.

Chủ nhân của di sản: Là dân tộc Mường ở Việt Nam, họ sống tập trung ở các thung lũng hai bờ sông Đà (Phú Thọ, Sơn La, Hà Nội, Hòa Bình) và khu vực trung lưu của sông Mã, sông Bưởi (gồm các huyện Thạch Thành, Bá Thước, Cẩm Thủy, Ngọc Lặc của tỉnh Thanh Hóa).

Nhận diện di sản: Poồn Poông là một trong những những trò diễn đặc sắc trong xã hội của người Mường xưa. Poồn trong tiếng Mường có nghĩa là chơi, nhẩy múa, bói toán . Poông có nghĩa là hoa và Pồn Poông có nghĩa là nhẩy múa, nói chung là những sinh hoạt văn hóa vui chơi xung quanh cây hoa. Quá trình Pồn Poông  là quá trình cúng lễ, nhẩy múa, diễn trò, mô phỏng của những nghệ nhân gồm ậu máy (người có ma nổ), và các máy bạn (gồm năm người), các nghệ nhân đánh trống, chiêng, thào lài, diễn xướng xung quanh cây bông.

Một cuộc Pồn Poông gồm hai phần chính: phần một là cúng ma nổ, đây là nghi lễ làm trên nhà trước bàn thờ ma nổ và tiến hành khi trời bắt đầu tối. Quá trình Pồn Poông  kéo dài trong khoảng từ 6 đến 8 giờ đồng hồ, và buổi lễ ậu máy đóng vai ma nổ dẫn đệ tử và âm binh (do các máy ban đóng) lên trời để mời vua trời về làm ma nổ. Đường lên trời cũng được diễn tả ước lệ, phải đi qua những núi sông, đèo dốc, gian nan theo lời cúng của ậu máy. Khi vua trời được mời về nhà của ậu máy máy bạn ra ngõ hát múa và đón về chỗ cây hoa chính. Vua trời cho âm binh kiểm tra lễ vật, đồ tế khí, và bắt đầu dạy bảo cho người Mường các công việc từ thủa hồng hoang đến quá trình sản suất, tổ chức cuộc sống thông qua các vai diễn. Các đạo cụ để biểu diễn các trò trong Poồn Poông. Tùy từng trò diễn sẽ được cách điệu, tượng trưng hay là sử dụng các công cụ sản xuất hàng ngày. Ngoài những con giống được trang trí trên cây hoa, treo lẫn với các cành hoa được mô tả khá đầy đủ như cuốc, xẻng, dao rựa, ngựa, khỉ, lợn, gà, trâu, bò, cá .v.v.. Người ta còn làm cả một cái ao tượng trưng là một chậu nước, trong đó có đầy đủ các loại động vật thủy sản như: tôm, ốc, tép, cá, cua, ba ba, hến, tung tăng bơi lội. Phần hai của trò diễn Pồn Poong là phần rước cây bông xuống đất tiếp tục Pồn Poong thành phần chủ yếu là những máy bạn, những người đóng vai chính trong các trò diễn, còn có đông đảo con mày, con nuôi tập chung chầu xung quanh cây hoa chính. Pồn Poong  là các trò diễn mô phỏng cuộc sống lao động sản xuất, sinh hoạt của người Mường thông qua vai bà "lắm" người sứ giả của vua trời dạy cho người Mường biết phát rẫy, chia đất, đào ao, thả cá, cấy lúa, đánh cá, săn thú. Hệ thống các trò diễn được sắp xếp theo một trật tự lôgíc như nó vốn diễn ra trong đời sống, lao động, sản xuất hàng ngày. Cuộc diễn Pồn Poong kết thúc trong màn múa tiễn vua trời cũng theo trình tự như lúc đón chỉ khác chăng ở lời bài cúng do ậu máy khấn lúc cúng trả đồng trên đường đưa tiễn.

Tags

kiểm-kê-di-sảnthanh-hóa

VIỆN VĂN HÓA NGHỆ THUẬT QUỐC GIA VIỆT NAM

enim ut tellus elementum sagittis vitae et leo duis ut diam quam nulla porttitor massa id neque aliquam vestibulum morbi blandit cursus risus at ultrices mi tempus imperdiet nulla malesuada

Giấy phép số 348/GPSĐBS-TTĐT do Cục Phát thanh, truyền hình và thông tin điện tử

Bộ Thông tin và Truyền thông cấp ngày 09/07/2015

Người chịu trách nhiệm chính: PGS. TS. Bùi Hoài Sơn

Địa chỉ: 32 phố Hào Nam - quận Đống Đa - Hà Nội 

ĐT: (84-24) 38569162 - (84-24) 35111095        Fax: (84-24) 35116415

Email: info@vicas.org.vn           Website: http://vicas.org.vn

Ghi rõ nguồn "VICAS" khi phát hành lại thông tin từ website này

 

Edit website