Danh mục kiểm kê Di sản văn hóa phi vật thể

Viện Văn hóa Nghệ thuật quốc gia Việt Nam

DANH MỤC KIỂM KÊ

DI SẢN VĂN HÓA PHI VẬT THỂ

Dân ca Quan họ Bắc Ninh
Tín ngưỡng thờ mẫu Tam Phủ của người Việt
Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương ở Phú Thọ
Dân ca Ví – Giặm Nghệ Tĩnh

Trò diễn Xuân Phả

Loại hình: Nghệ thuật trình diễn dân gian

Không gian địa lý: Làng Xuân Phả, xã Xuân Trường, huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hóa.

Thời gian tổ chức: Ngày 10 đến ngày 12 tháng Hai âm lịch trong ngày hội làng.

Cộng đồng chủ nhân di sản: nhân dân làng Xuân Phả, xã Xuân Trường, huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hóa.

Nhận diện di sản: Trò diễn Xuân Phả ban đầu có tên là trò Ngũ Quốc Lân Bang đồ tiến cống, phán ánh những hoạt động ngoại giao giữa các nước lân bang với nước ta trong lịch sử. Trò diễn Xuân Phả là một điệu múa hát riêng của làng Xuân Phả chỉ diễn ra trong ngày hội làng tháng Hai âm lịch trong dịp tế Thành hoàng làng theo một hệ thống và quy định chặt chẽ. Trò Xuân Phả được gọi là trò là cách gọi theo dân gian trong thực tế nó là các điệu múa hát thể hiện các tích trò gồm 5 điệu múa là Hoa LangTú Huần (Lục Hồn Nhung), Ai Lao, Ngô Quốc và Xiêm Thành (Chiêm Thành).

Trong ngày khai hội dân làng lễ tế Thành hoàng làng là Đại Hải Long Vương. Sau cuộc đại tế là trò kéo hội, thực ra đây là hình thức dẹp đám mà các lễ hội cổ truyền của người Việt thường dùng, các trai đinh trong làng chia thành hai cánh quân đại diện cho các giáp trên và các giáp dưới, làng cử hai người có uy tín ra làm hai thủ lĩnh điều kiển trò.  Đạo cụ diễn trò được làm bằng những nguyên liệu sẵn có như tre, trúc, gỗ vông, rễ cây si. Các nhân vật tham gia trò diễn ăn mặc sặc sỡ, với màu chủ đạo là màu đỏ, màu xanh và màu vàng. Các loại đạo cụ diễn trò hấp dẫn với những lốt voi, lốt hổ, lốt ngựa, lốt kỳ lân, mặt nạ, mũ da bò, mũ nan, siêu đao, mái chèo thuyền, cờ chạy giải. Nhạc cụ dùng trong các trò múa Xuân Phả là những chiếc trống, thanh la, mõ hoặc xênh tre tạo thành những âm thanh vui nhộn. Trò Hoa lang tượng trưng cho người Tây phương với các nhân vật ông, cháu, mế nàng và mười quân. Trang phục là áo dài, mũ cao da bò, quạt, mái chèo, mặt nạ da bò phết sơn trắng, mắt có lông công. Trò Tú huần tượng trưng cho người Thổ Hồn Nhung với cá nhân vật đầu đội mũ loóng làm từ tre, đeo mặt nạ gỗ miêu tả bà cố, mẹ và mười người con.  Trò Ai Lao tượng trưng người Thái-Lào với các nhân vật Chúa Lào, người hầu, lính bảo vệ , voi, hổ nhảy múa theo tiếng xênh tre được gõ nhịp liên hồi. Trò Ngô Quốc tượng trưng người Trung Hoa với hai nàng tiên, ông chúa và mười quân đầu đội nón lính, áo màu lam, tay cầm mái chèo. Trò Xiêm thành tương trưng người Champa với nhân vật Chúa, quân và phỗng. Các trò diễn tả sự tiến cống của ngũ quốc lân bang được trình diễn thì không khí hội hè được đẩy lên đỉnh điểm, các con trò thì diễn hết mình hoá thân, còn dân làng thì thăng hoa và khoái trá tột đỉnh trong ngày vui chung của cộng đồng.

 

Tags

kiểm-kê-di-sảnthanh-hóa

VIỆN VĂN HÓA NGHỆ THUẬT QUỐC GIA VIỆT NAM

enim ut tellus elementum sagittis vitae et leo duis ut diam quam nulla porttitor massa id neque aliquam vestibulum morbi blandit cursus risus at ultrices mi tempus imperdiet nulla malesuada

Giấy phép số 348/GPSĐBS-TTĐT do Cục Phát thanh, truyền hình và thông tin điện tử

Bộ Thông tin và Truyền thông cấp ngày 09/07/2015

Người chịu trách nhiệm chính: PGS. TS. Bùi Hoài Sơn

Địa chỉ: 32 phố Hào Nam - quận Đống Đa - Hà Nội 

ĐT: (84-24) 38569162 - (84-24) 35111095        Fax: (84-24) 35116415

Email: info@vicas.org.vn           Website: http://vicas.org.vn

Ghi rõ nguồn "VICAS" khi phát hành lại thông tin từ website này

 

Edit website