kiemkedisan.d.webcom.vn
Viện Văn hóa Nghệ thuật quốc gia Việt Nam

DANH MỤC KIỂM KÊ

DI SẢN VĂN HÓA PHI VẬT THỂ

  • Dân ca Quan họ Bắc Ninh

    Dân ca Quan họ Bắc Ninh là kết quả của sự sáng tạo ngẫu hứng, ứng tác thông qua hát ...

  • Tín ngưỡng thờ mẫu Tam Phủ của người Việt

    Trên nền tảng của tín ngưỡng thờ nữ thần, Tín ngưỡng thờ Mẫu tam phủ, một hình thức thờ cúng người mẹ hóa thân ...

  • Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương ở Phú Thọ

    Thờ cúng Hùng Vương là nghi lễ dân gian mang tính quốc gia ở Việt Nam ...

  • Dân ca Ví – Giặm Nghệ Tĩnh

    Dân ca Ví, Giặm chiếm vị trí quan trọng trong đời sống văn hóa, tinh thần của người Nghệ Tĩnh ...

  • Current
  • kiemkedisan.d.webcom.vn
  • kiemkedisan.d.webcom.vn
  • kiemkedisan.d.webcom.vn
  • kiemkedisan.d.webcom.vn

Đám cưới tộc người Cadong ở Kontum

1. Nhận diện di sản: Tập quán xã hội, nghi lễ và lễ hội.

2. Không gian địa lý: Người Ca Dong sinh sống ở làng Đắk Răng thuộc xã Bờ Y, huyện Ngọc Hồi tỉnh Kon Tum.

3. Thời gian tổ chức: Mùa cưới thường được tổ chức vào cuối tháng 10 âm lịch và kéo dài đến đầu tháng 2 âm lịch năm sau. Đây là lúc mùa màng đã được thu hoạch, là khoảng thời gian khá nông nhàn với người Ca Dong.

4. Cộng đồng chủ nhân di sản: Cộng đồng người Ca Dong (nhóm Ca Dong anh) cư trú ở làng Đắk Răng thuộc xã Bờ Y, huyện Ngọc Hồi tỉnh Kon Tum.

5. Nhận diện di sản:

Người con gái Ca Dong khi đến tuổi mười tám đôi mươi thì bắt đầu tìm hiểu và kiếm cho mình một người chồng. Nam nữ Ca Dong tự do yêu đương lựa chọn tìm bạn đời cho mình, cha mẹ không can thiệp vào chuyện lứa đôi. Tuy nhiên họ vẫn phải tuân theo các luật lệ mà làng quy định, nếu vi phạm họ phải chịu hình phạt rất nặng.

Theo phong tục của người Ca Dong, trong lễ cưới hỏi ông mai đóng một vai trò rất quan trọng, ông là người thay mặt cho họ nhà trai thăm hỏi nhà gái trong nhiều ngày, chuyển tin và thường làm luôn cả nhiệm vụ của người chủ buổi hôn lễ.

Theo truyền thống, lễ cưới truyền thống của người Ca Dong phải thực hiện các giai đoạn sau:

Bước đầu muốn tìm hiểu, đôi nam nữ phải trao cho nhau những miếng trầu cau để làm tin. Khi tình yêu hai người vào độ chín, họ thông báo cho bố mẹ biết tin, nếu cuộc tình đó không vi phạm vào luật lệ của làng và được bố mẹ đôi bên đồng ý thì sẽ tiến hành tổ chức nghi lễ Bragơ. Đây là lễ ra mắt, lễ làm quen giữa hai gia đình nên được tiến hành khá đơn giản.

Sau lễ Bragơ, đến lễ ha gây, được tổ chức với mục đích chính thức thông báo cho dân làng biết về tình yêu của đôi trai gái, về ý định sẽ kết làm thông gia. Tại buổi lễ ha gây hai gia đình cùng bàn bạc để đi đến thống nhất về ngày giờ tổ chức lễ cưới, cặp vợ chồng mới sẽ cư trú ở đâu sau lễ cưới.

Lễ cưới của tộc người Ca Dong được tổ chức khá linh đình, thường kéo dài ít nhất hai ngày một đêm, với những gia đình giàu có thì tổ chức dài ngày hơn. Tuy nhiên, các nghi thức bắt buộc trong lễ cưới phải thực hiện đầy đủ mới được xóm làng công nhận. Với người Ca Dong lễ cưới chỉ diễn ra ở nhà gái, họ chịu trách nhiệm tổ chức mời và đãi khách. Trong khi đó nhà trai phải chuẩn bị và mang đến nhà gái tất cả những lễ vật cần thiết mà họ yêu cầu.

Trong lễ cưới, nhà trai đem lễ vật gồm một đầu heo, một chén thuốc lá, một bình rượu cần, một đầu gà đến nhà gái.

Trước sự chứng kiến của gia đình họ hàng, ông mai thực hiện nghi lễ xin nước (nghĩa là cô dâu cùng chú rể bắt đầu uống rượu), trong lúc uống ông mai sẽ dùng sừng trâu múc nước đổ vào bình rượu. Khi nước trong sừng được đổ hết vào bình thì cũng là lúc cô dâu và chú rể uống cạn không được để tràn ra ngoài đều đó mới tốt.

Ông mai tiến hành xem chỉ ở lưỡi gà, nếu xương lưỡi gà vuốt lên mà vẫn thẳng và từ từ cong dần trở lại như lúc đầu thì tốt, ngược lại nếu lưỡi gà không tốt để tống tiến sự rủi ro người ta làm lại một con gà mới để xem chỉ.

Kết thúc lễ cưới, theo phong tục của đồng bào Ca Dong cô dâu, chú rể cùng tất cả những thanh niên rủ nhau đến con suối gần làng nhất xúc cá hay còn gọi là lễ cúng nước để lấy may. Đặc biệt, trong vòng một năm tính từ ngày cưới để tránh sự xui xẻo, gia đình không đầm ấm đôi vợ chồng trẻ phải kiêng ăn các con vật như con dúi, con mang hoặc các súc vật khác chết do chó sói cắn.

Cũng như nhiều dân tộc thiểu số khác đang sống trên địa bàn miền núi từ tỉnh Quảng Nam, đến các tỉnh Tây Nguyên dân tộc Ca Dong còn lưu giữ lại được nhiều nét văn hoá đặc sắc và độc đáo riêng biệt. Dấu ấn văn hoá của người Ca Dong thể hiện sinh động qua nhiều lễ hội truyền thống như : Lễ cưới xin, ma chay, lễ ăn mừng lúa mới, lễ cúng máng nước… Trong đó lễ cưới xin được coi là một nghi lễ quan trọng nhất, thể hiện sự khác biệt và rõ nét bản sắc văn hoá của người Ca Dong. Nó thực sự là một ngày hội của những sắc màu, của tình yêu, khát vọng và sức sống cộng đồng.

 

Báo cáo kiểm kê về di sản: Đám cưới tộc người Cadong ở Kontum

Biện pháp bảo tồn: Đám cưới tộc người Cadong ở Kontum

Danh sách nghệ nhân tiêu biểu: Đám cưới tộc người Cadong ở Kontum

Ảnh: Đám cưới tộc người Cadong ở Kontum

 

 

 

Phim: Đám cưới tộc người Cadong ở Kontum

Ghi âm: Đám cưới tộc người Cadong ở Kontum