kiemkedisan.d.webcom.vn
Viện Văn hóa Nghệ thuật quốc gia Việt Nam

DANH MỤC KIỂM KÊ

DI SẢN VĂN HÓA PHI VẬT THỂ

  • Dân ca Quan họ Bắc Ninh

    Dân ca Quan họ Bắc Ninh là kết quả của sự sáng tạo ngẫu hứng, ứng tác thông qua hát ...

  • Tín ngưỡng thờ mẫu Tam Phủ của người Việt

    Trên nền tảng của tín ngưỡng thờ nữ thần, Tín ngưỡng thờ Mẫu tam phủ, một hình thức thờ cúng người mẹ hóa thân ...

  • Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương ở Phú Thọ

    Thờ cúng Hùng Vương là nghi lễ dân gian mang tính quốc gia ở Việt Nam ...

  • Dân ca Ví – Giặm Nghệ Tĩnh

    Dân ca Ví, Giặm chiếm vị trí quan trọng trong đời sống văn hóa, tinh thần của người Nghệ Tĩnh ...

  • Current
  • kiemkedisan.d.webcom.vn
  • kiemkedisan.d.webcom.vn
  • kiemkedisan.d.webcom.vn
  • kiemkedisan.d.webcom.vn

Hát Sắng cọ tỉnh Lạng Sơn

1. Phân loại di sản: Nghệ thuật biểu diễn dân gian

2. Không gian địa lý: Địa bàn sinh sống của cư dân Sán Chay tại địa bàn tỉnh Lạng Sơn.

3. Thời gian tổ chức: Những dịp bản hoặc gia đình đón khách quý, nghi lễ cộng đồng, tết truyền thống, hội hè, giao lưu...

4. Cộng đồng di sản: Đây là sinh hoạt văn hóa độc đáo của đồng bào Sán Chỉ.

5. Nhận diện di sản: Cũng như các dân tộc khác, người Sán Chay yêu cuộc sống, yêu quê hương bản làng, yêu núi rừng, yêu ruộng nương… Họ biết lao động để làm cho cuộc sống của mình ngày càng ấm no, biết động viên con cháu chăm lo học tập, hăng say lao động sản xuất để xây dựng quê hương ngày một đẹp giàu. Đó là những nét đẹp văn hoá mà người Sán Chay rất tự hào.

Trong kho tàng văn hoá dân gian của người Sán chỉ, đáng kể nhất đó là dân ca, tiếng đồng bào gọi là Sắng Cọ (Hay còn gọi là Soong cô) bao gồm nhiều thể loại như: hát ru, hát đồng dao, hát giao duyên, hát trong đám cưới, hát chúc thọ, hát trong ngày dựng và khánh thành nhà mới, hát chúc tết hay hát đón khách, tiễn khách với vốn ca từ  khá phong phú và đồ sộ. Sắng cọ là một loại hình sinh hoạt văn hoá dân gian nhằm thể hiện và giao lưu tình cảm giữa các nhóm cộng đồng Sán Chỉ. Đây là một hình thức diễn xướng bao gồm những khổ thơ thất ngôn tứ tuyệt (mỗi khổ thơ gồm 4 câu, mỗi câu 7 tiếng), giống như hát Sli - lượn của các dân tộc Tày, Nùng hay hát ví của người Việt ở đồng bằng Bắc Bộ. Khi hát, người hát sử dụng ngôn ngữ địa phương và trang phục truyền thống không chỉ tạo được nét văn hoá đặc trưng mà còn góp phần truyền bá ngôn ngữ, khuyến khích mọi người tìm hiểu những cái hay, những cái đẹp trong đời sống văn hoá tinh thần của dân tộc mình và học tập. Thông qua lối hát Sắng Cọ, người trẻ có thể giao lưu học hỏi lẫn nhau; đôi lứa đang yêu thì dùng lời hát thể hiện tình cảm tâm tư của mình đến với người mình yêu, còn người già trong thôn bản dùng lời hát để răn dạy con cháu về công ơn nuôi dưỡng, sinh thành của cha mẹ, kinh nghiệm đối nhân xử thế… Sắng cọ là lối hát đối đáp giao duyên nam nữ trong các dịp lễ tết, hội xuân, trong lao động sản xuất, những lúc nông nhàn hay những đêm trăng sáng… Đối với đồng bào từ già đến trẻ ai cũng say mê hát, bởi nó không chỉ bao gồm những bài hát giao duyên nam nữ mà còn là những bài hát ca ngợi sản xuất, thiên nhiên, phụng thổ công, thần nông…

Mỗi khi bản có khách lạ đó là dịp thanh niên nam nữ của bản thể hiện tài năng văn nghệ của mình. Nếu nam nữ gặp nhau trên đường nếu họ cảm thấy ưng nhau, thích nhau cuộc hát sẽ được thành lập. Bản chất của Sắng cọ là hình thức hát giao duyên nam nữ song nó là cuộc hát tự do, tức hứng khi gặp trên đường. Hoặc mỗi khi gia đình trong bản có khách quý đến chơi, sự hiếu khách của chủ nhà cùng với tính văn nghệ của các đôi trái gái và điều kiện hoàn cảnh cho phép như gia cảnh của chủ nhà cũng như người tham gia hát không vướng bận việc tang, hay kiêng cữ điều gì thì cuộc hát được tổ chức. Thường các cuộc hát ngoài đường là những cuộc hát tự do thì hát trong nhà là cuộc hát có tổ chức. Sau khi đã hẹn, họ chủ động xin phép gia chủ và công khai đến hát đối đáp với nhau, cuộc hát có thể kéo dài tới vài đêm.

Nội dung của các cuộc hát thường phản ánh cuộc sống lao động thường nhật, tình yêu quê hương, đất nước, tính yêu đôi lứa…song nội dung của những câu ca phải phù hợp với hoàn cảnh thực tế. Ví như đêm hát là vào một ngày cuối tháng không có trăng sao mà người hát lại hát bài trăng sáng hay cuộc hát mới bắt đầu lại hát bài chia tay…thì không hợp lý, đôi khi sẽ bị bạn hát từ chối hát cùng. Tất cả những quy ước ấy, những người tham gia buổi Sắng cọ đều biết và rất hiểu. Nó thể hiện sự nhạy cảm, tinh tế của người hát và cũng được coi như một chuẩn mực trong nghệ thuật trong lối hát dân ca Sán Chỉ. Giọng hát hay chưa đủ mà còn phải hiểu được lệ trong tục hát của dân tộc mình.

Báo cáo kiểm kê về di sản: Hát Sắng cọ tỉnh Lạng Sơn

Biện pháp bảo tồn: Hát Sắng cọ tỉnh Lạng Sơn

Danh sách nghệ nhân tiêu biểu: Hát Sắng cọ tỉnh Lạng Sơn

Ảnh: Hát Sắng cọ tỉnh Lạng Sơn

Phim: Hát Sắng cọ tỉnh Lạng Sơn

Ghi âm: Hát Sắng cọ tỉnh Lạng Sơn