kiemkedisan.d.webcom.vn
Viện Văn hóa Nghệ thuật quốc gia Việt Nam

DANH MỤC KIỂM KÊ

DI SẢN VĂN HÓA PHI VẬT THỂ

  • Dân ca Quan họ Bắc Ninh

    Dân ca Quan họ Bắc Ninh là kết quả của sự sáng tạo ngẫu hứng, ứng tác thông qua hát ...

  • Tín ngưỡng thờ mẫu Tam Phủ của người Việt

    Trên nền tảng của tín ngưỡng thờ nữ thần, Tín ngưỡng thờ Mẫu tam phủ, một hình thức thờ cúng người mẹ hóa thân ...

  • Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương ở Phú Thọ

    Thờ cúng Hùng Vương là nghi lễ dân gian mang tính quốc gia ở Việt Nam ...

  • Dân ca Ví – Giặm Nghệ Tĩnh

    Dân ca Ví, Giặm chiếm vị trí quan trọng trong đời sống văn hóa, tinh thần của người Nghệ Tĩnh ...

  • Current
  • kiemkedisan.d.webcom.vn
  • kiemkedisan.d.webcom.vn
  • kiemkedisan.d.webcom.vn
  • kiemkedisan.d.webcom.vn

Hát Sli Soong Hào của người NÙNG

1. Phân loại di sản phi vật thể: Nghệ thuật trình diễn

2. Không gian địa lý: Người Người Nùng Phàn Slình tập trung chủ yếu tập ở các tỉnh đông bắc Bắc Bộ, như: Lạng Sơn, Thái Nguyên, Bắc Giang, Bắc Kạn… (Việt Nam).

3. Thời gian tổ chức: Người Nùng phàn slình hát sli vào những lúc nhàn rỗi, đặc biệt là dịp lễ hội, ngày chợ, ngày cưới, lễ nhà mới, mừng thọ người già, đầy tháng trẻ…

4. Cộng đồng chủ nhân di sản: Người Nùng Phàn Slình

5. Nhận diện di sản

Tục ngữ Nùng có câu: “Đêm ốm dài, đêm Sli ngắn”. Hát sli (hát đối đáp nam nữ) là một làn điệu dân ca đặc sắc trong kho tàng văn nghệ dân gian của đồng bào dân tộc Nùng Phàn Slình. Cách hát này thể hiện sự ứng đối, tài hoa của mỗi người với những lời sli ví von, bóng bẩy, tinh nghịch, xa xôi, ẩn chứa rất nhiều hàm ý. Hát sli có một ý nghĩa quan trọng như một sợi dây kết nối giữa các nhóm người mà có thể chưa quen biết với nhau. Thông qua hát sli tại lễ hội, biết bao đôi thanh niên đã bày tỏ tình cảm qua các làn điệu dân ca đằm thắm mà nên vợ, nên chồng...

Hát sli mang âm hưởng dân ca với các bài: cỏ lẩu, hát đối đáp, bài chúc mừng và nhiều bài tự biên, trong thời gian chỉ vài chục giây để theo kịp diễn tiến của cuộc hát đối đáp Điểm độc đáo là hát Sli không cần nhạc cụ, vũ điệu, người ta có thể hát bất kỳ chỗ nào, lúc nào, miễn là có đối tượng để hát đối, hát cùng hoặc là đối tượng được hướng tới để hát. Về hình thức thể loại, nhìn chung Sli có những bài thơ có độ dài ngắn khác nhau. Có bài Sli chỉ khoảng 4 đến 8 câu, lại có những bài Sli dài đến hàng trăm câu, câu thơ thường chỉ có từ 5 đến 7 chữ.

Hát sli đã trở thành một món ăn tinh thần không thể thiếu trong các sự kiện của xã hội cũng như cộng đồng dân cư. Do ảnh hưởng của nền kinh tế thị trường và sự hội nhập văn hóa mạnh mẽ nên loại hình hát sli ở Lạng Sơn có phần bị lãng quên. Để bảo tồn được vốn di sản quý ghía này trong đời sống đương đại, cần có sự chung tay của các cấp các nghành cũng như các nhà quản lý và nghiên cứu tâm huyết.

Báo cáo kiểm kê về di sản: Hát Sli Soong Hào của người NÙNG

Biện pháp bảo tồn: Hát Sli Soong Hào của người NÙNG

Danh sách nghệ nhân tiêu biểu: Hát Sli Soong Hào của người NÙNG

Ảnh: Hát Sli Soong Hào của người NÙNG

 

 

Phim: Hát Sli Soong Hào của người NÙNG

Ghi âm: Hát Sli Soong Hào của người NÙNG