kiemkedisan.d.webcom.vn
Viện Văn hóa Nghệ thuật quốc gia Việt Nam

DANH MỤC KIỂM KÊ

DI SẢN VĂN HÓA PHI VẬT THỂ

  • Dân ca Quan họ Bắc Ninh

    Dân ca Quan họ Bắc Ninh là kết quả của sự sáng tạo ngẫu hứng, ứng tác thông qua hát ...

  • Tín ngưỡng thờ mẫu Tam Phủ của người Việt

    Trên nền tảng của tín ngưỡng thờ nữ thần, Tín ngưỡng thờ Mẫu tam phủ, một hình thức thờ cúng người mẹ hóa thân ...

  • Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương ở Phú Thọ

    Thờ cúng Hùng Vương là nghi lễ dân gian mang tính quốc gia ở Việt Nam ...

  • Dân ca Ví – Giặm Nghệ Tĩnh

    Dân ca Ví, Giặm chiếm vị trí quan trọng trong đời sống văn hóa, tinh thần của người Nghệ Tĩnh ...

  • Current
  • kiemkedisan.d.webcom.vn
  • kiemkedisan.d.webcom.vn
  • kiemkedisan.d.webcom.vn
  • kiemkedisan.d.webcom.vn

Hò cửa đình và hát múa bài bông

Loại hình: Nghệ thuật trình diễn

Không gian địa lý: Làng Phú Nhiêu, xã Quang Trung, huyện Phú Xuyên, Hà Nội

Thời gian tổ chức: Tại sân đình trong những ngày hội làng.

Chủ nhân của di sản: Nhân dân làng Phú Nhiêu, xã Quang Trung, huyện Phú Xuyên, Hà Nội.

Nhận diện di sản: Trong ngày hội chính, dân làng tổ chức lễ dựng cây đám, rước long ngai, bài vị thành hoàng từ miếu về đình dự hội và tế yên vị. Kết thúc phần nghi lễ là chầu hò, múa hát bài bông và bơi trải. Hò cửa đình và múa hát bài bông là phần chủ đạo trong lễ hội làng Phú Nhiêu. Sở dĩ gọi Hò cửa đình là vì mọi hoạt động diễn xướng của hò cửa đình cũng như múa hát bài bông chỉ diễn ra tại đình và chỉ trong những ngày làng mở hội. Hò cửa đình mang tính lễ nghi, tín ngưỡng nên có những quy định riêng; những trai đinh tuổi từ 16 đến 39 phải tham gia hội giai hò trong những ngày làng vào đám mở hội. Những người tham gia hò ăn mặc chỉnh tề theo lệ làng: khăn xếp, áo the, quần trúc bâu trắng. Người hò không kể số lượng, chia làm ba nhóm. Nhóm thứ nhất gọi là nhóm cái. Nhóm thứ hai gọi là nhóm lĩnh xướng, nhóm này chia thành ba hàng, mỗi hàng có năm hoặc sáu người. Đây là nhóm tập chung những người có giọng hò tốt, thuộc hết bài hò. Mỗi người trong nhóm cầm đôi xênh bằng tre khô, dài một ngang tay, rộng hai đốt ngón tay để giữ nhịp cho bài hò. Nhóm còn lại chia làm hai hàng đứng hai bên tả hữu hò phụ hoạ những điệp khúc trong câu đầu của mỗi trổ hò. Mỗi người trong nhóm cầm một dầm bơi chải để múa phụ hoạ. Tất cả đứng quay mặt về phía hậu cung.

Mỗi chầu hò phải diễn xướng đủ nội dung của bài hò khoảng 500 câu. Chầu hò gồm có ba bài: bài Giáo, bài Hòbài Khóng. Hò cửa đình có nội dung phong phú và làn điệu đa dạng. Bài giáo có nội dung chúc tụng vua chúa, chú tụng đức thành hoàng bản cảnh, chúc tụng mọi tầng lớp nhân dân trong làng và giới thiệu lý do mở hội. Bài hò là phần quan trọng của chầu hò được chia thành hò đình ngoài và hò đình trong với nội dung ca ngợi chúc tụng thành hoàng làng, ca ngợi quê hương đất nước. Bài Khóng là những lời chúc tụng, cầu mong, ước nguyện cho dân lang khỏe mạnh lễ hội diễn ra tưng bừng, nhộn nhịp.

Múa hát bài bông chỉ dành riêng cho các thanh nữ từ 13 đến 18 tuổi chưa lập gia đình trong làng tham gia vào đội múa bài bông. Ngày nay đội múa hát bài bông được chia thành ba nhóm: nhóm thứ nhất gồm các bà, các cô độ tuổi trung niên, nhóm thứ hai gồm những người ở độ tuổi khoảng từ 20 đến 35, nhóm sau cùng là các thanh nữ từ 13 đến 19. Mỗi nhóm bài bông có khoảng 8 hoặc 10 người, mặc y phục rực rỡ, tay cầm quạt vừa hát vừa múa. Thể thơ bài bông rất phong phú, đa dạng, gồm 207 câu, đó là những câu thơ thuộc thể lục bát thất ngôn tứ tuyệt. Nội dung của bài hát cũng tương tự như hò cửa đình là ca ngợi thành hoàng bản cảnh, ca ngợi về cuộc sống lao động, chúc tụng thần thánh, vua chúa, chúc tụng mọi tầng lớp nhân dân trong làng. Những câu hát như thể hiện tấm lòng tôn kính của dân làng đối với vị thần bảo hộ của làng mình và cũng thể hiện ước muốn vị thần đó ban cho dân khang vật thịnh, trời đất thái hoà.

Hò cửa đình và múa hát bài bông đã ăn sâu vào tâm thức của mỗi người dân làng Phú Nhiêu. Được tham gia vào Hội giai hò và Đội múa hát Bài bông là một vinh dự lớn đối với mỗi các nhân, mỗi gia đình và mỗi dòng họ. Cứ như vây, những làn điệu dân ca đó vẫn mãi trường tồn với thời gian, với năm tháng.

Báo cáo kiểm kê về di sản: Hò cửa đình và hát múa bài bông

Biện pháp bảo tồn: Hò cửa đình và hát múa bài bông

Danh sách nghệ nhân tiêu biểu: Hò cửa đình và hát múa bài bông

Ảnh: Hò cửa đình và hát múa bài bông

Phim: Hò cửa đình và hát múa bài bông

Ghi âm: Hò cửa đình và hát múa bài bông