kiemkedisan.d.webcom.vn
Viện Văn hóa Nghệ thuật quốc gia Việt Nam

DANH MỤC KIỂM KÊ

DI SẢN VĂN HÓA PHI VẬT THỂ

  • Dân ca Quan họ Bắc Ninh

    Dân ca Quan họ Bắc Ninh là kết quả của sự sáng tạo ngẫu hứng, ứng tác thông qua hát ...

  • Tín ngưỡng thờ mẫu Tam Phủ của người Việt

    Trên nền tảng của tín ngưỡng thờ nữ thần, Tín ngưỡng thờ Mẫu tam phủ, một hình thức thờ cúng người mẹ hóa thân ...

  • Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương ở Phú Thọ

    Thờ cúng Hùng Vương là nghi lễ dân gian mang tính quốc gia ở Việt Nam ...

  • Dân ca Ví – Giặm Nghệ Tĩnh

    Dân ca Ví, Giặm chiếm vị trí quan trọng trong đời sống văn hóa, tinh thần của người Nghệ Tĩnh ...

  • Current
  • kiemkedisan.d.webcom.vn
  • kiemkedisan.d.webcom.vn
  • kiemkedisan.d.webcom.vn
  • kiemkedisan.d.webcom.vn

Hội vật cầu (làng Kim Sơn, Tân Trào, Kiến Thụy, Hải Phòng)

1. Phân loại di sản: Lễ hội truyền thống

2. Không gian địa lý: Làng Kim Sơn thuộc xã Tân Trào, huyện Kiến Thụy, Hải Phòng.

3. Thời gian tổ chức: Hội vật cầu được tổ chức 3 năm một lần vào ngày mồng 6 tháng Giêng, tại sân đình Kim Sơn.

4. Cộng đồng di sản: Cư dân làng Kim Sơn thuộc xã Tân Trào, huyện Kiến Thụy, Hải Phòng.

5. Nhận diện di sản:

Lễ hội vật cầu Kim Sơn gắn liền với quá trình tồn tại của vùng đất cửa sông. Vào thế kỷ XV, XVI, khi vùng đất Kim Sơn còn sình lầy, phù sa, cuộc sống người dân phụ thuộc vào đất, nước, thời tiết… vì thế, hội vật cầu với ý nghĩa cầu nước đã ra đời. Sau này, hội vật cầu còn được gắn với sự kiện tướng quân Phạm Ngũ Lão (đời Trần), sau khi chiến thắng quân Nguyên trở về, tướng quân đã cùng quân sĩ đã dùng củ chuối hột làm quả cầu và ch­ơi trò vật cầu để rèn luyện quân sĩ.

Sáng mùng 6 tết, từ 7 giờ, các già làng đã tổ chức làm lễ rước cầu từ trong đình ra ngoài sân đình và ban lộc cho các giai vật cầu. Hội vật cầu có ba keo, nếu giai cầu nào đưa được cầu vào lỗ cầu quân của giáp (nay là đội) khác thì thắng, nếu ở ven lỗ cầu quân chỉ được cộng điểm. Dứt ba hồi trống, các giai cầu hò reo chạy đến miệng hố cầu cái và vờn cầu quanh lỗ cầu cái. Vờn ba lần theo ba lần thúc trống thì bốc thăm, giáp nào bốc thăm trúng thì được bế cầu lên. Mỗi giáp được cử một giai cầu xuống hố cầu cái để tung cầu lên. Cả chục chàng trai lăn xả vào quả cầu tranh giành, mong đưa về được sân nhà. Cuộc đấu diễn ra rất sôi nổi, quyết liệt, người quyết giữ cầu, người quyết giành giật, cản bước đối phương, giành lại cầu để mở mũi tấn công... Quả cầu trơn, nặng cùng sự cản phá của đội bạn đã gây rất nhiều khó khăn cho quân vật cầu. Tổng cờ luôn theo sát quân cầu, vừa phất cầu thúc giục, vừa ra đấu giáp tranh cầu. Thỉnh thoảng, cả sân lại vang lên tiếng reo hò của giai cầu và người xe, khi quả cầu được mang về hố của sân nhà.

Theo người già trong làng: bên nào vật cầu thắng thì năm đó sẽ làm ăn thịnh vượng, gặp nhiều may mắn, do đó trai vật sẽ phải cố gắng hết sức để đem lại chiến thắng cho mình. Chiến thắng đó không chỉ mang tính cá nhân mà nó đã được nâng lên một tầm cao hơn, mang tính tập thể, tính cộng đồng.

Được diễn ra tại một ngôi đình làng vùng cửa sông, lễ hội vật cầu Kim Sơn không chỉ đáp ứng nhu cầu tôn giáo, tín ngưỡng của cộng đồng làng mà còn là dịp để những người xa quê cùng tụ tập về với gia đình, họ hàng; để được sống trong không khí đầm ấm, yên vui của làng quê; để nhớ về tổ tiên; để cùng gìn giữ, tôn vinh những giá trị tinh thần mộc mạc nhưng đáng trân trọng của văn hoá làng xã Việt Nam.


 

                                                                                    

Báo cáo kiểm kê về di sản: Hội vật cầu (làng Kim Sơn, Tân Trào, Kiến Thụy, Hải Phòng)

Biện pháp bảo tồn: Hội vật cầu (làng Kim Sơn, Tân Trào, Kiến Thụy, Hải Phòng)

Danh sách nghệ nhân tiêu biểu: Hội vật cầu (làng Kim Sơn, Tân Trào, Kiến Thụy, Hải Phòng)

Ảnh: Hội vật cầu (làng Kim Sơn, Tân Trào, Kiến Thụy, Hải Phòng)

 

 

Phim: Hội vật cầu (làng Kim Sơn, Tân Trào, Kiến Thụy, Hải Phòng)

Ghi âm: Hội vật cầu (làng Kim Sơn, Tân Trào, Kiến Thụy, Hải Phòng)