kiemkedisan.d.webcom.vn
Viện Văn hóa Nghệ thuật quốc gia Việt Nam

DANH MỤC KIỂM KÊ

DI SẢN VĂN HÓA PHI VẬT THỂ

  • Dân ca Quan họ Bắc Ninh

    Dân ca Quan họ Bắc Ninh là kết quả của sự sáng tạo ngẫu hứng, ứng tác thông qua hát ...

  • Tín ngưỡng thờ mẫu Tam Phủ của người Việt

    Trên nền tảng của tín ngưỡng thờ nữ thần, Tín ngưỡng thờ Mẫu tam phủ, một hình thức thờ cúng người mẹ hóa thân ...

  • Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương ở Phú Thọ

    Thờ cúng Hùng Vương là nghi lễ dân gian mang tính quốc gia ở Việt Nam ...

  • Dân ca Ví – Giặm Nghệ Tĩnh

    Dân ca Ví, Giặm chiếm vị trí quan trọng trong đời sống văn hóa, tinh thần của người Nghệ Tĩnh ...

  • Current
  • kiemkedisan.d.webcom.vn
  • kiemkedisan.d.webcom.vn
  • kiemkedisan.d.webcom.vn
  • kiemkedisan.d.webcom.vn

Làng nghề mộc chạm khắc gỗ thủ công truyền thống ở chợ Thủ

1. Phân loại di sản phi vật thể: Nghề thủ công truyền thống.

2. Không gian địa lý: xã Long Điền A, huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang, Việt Nam.

3. Thời gian: Nghề mộc chạm khắc gỗ thủ công truyền thống được người dân

Chợ Thủ làm quanh năm, cao điểm là 2 tháng trước Tết Nguyên đán.                                                                                                                                   

4. Cộng đồng chủ nhân di sản: Người dân xã Long Điền A, huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang, Việt Nam.

5. Nhận diện di sản: Nghề chạm khắc gỗ ở Chợ Thủ có nguồn gốc từ miền Bắc theo hành trang của lưu dân người Việt mà Nam tiến. Nghề chạm khắc gỗ ở đây thờ tam vị thánh tổ là: Lịch Đại tổ sư, Lỗ Ban tiên sư và Cửu Thiên Huyền Nữ. Việc thờ phụng cả ba vị thánh tổ này cũng phần nào cho thấy tinh thần bao dung, cởi mở, hoà đồng như bản chất con người Nam Bộ.

Những người thợ ở Chợ Thủ phần đông được học nghề từ nhỏ theo lối cha truyền con nối. Để làm ra một sản phẩm phải qua rất nhiều công đoạn: chọn gỗ, xử lý gỗ, phơi nắng, chạm khắc. Để sản phẩm chạm khắc đẹp và giữ được bền lâu, các nghệ nhân thường sử dụng những loại gỗ quý như cẩm lai, dạ hương, huỳnh đàn… là những loại gỗ mà không mối mọt nào có thể xâm phạm được. Các đề tài chạm khắc thường là do khách hàng yêu cầu hoặc do nghệ nhân sáng tạo hoặc do hoạ sĩ chuyên nghiệp thiết kế. Các motif hoa văn thường theo mẫu có nội dung truyền thống nhưng vẫn pha thêm cảm hứng sáng tạo của  nghệ nhân. Kĩ thuật chạm khắc gỗ ở Chợ Thủ rất đa dạng, phong phú, nhưng có thể quy về 4 loại chính: chạm trổ, chạm lộng, chạm nổi và chạm âm. Mỗi loại chạm ứng với từng loại sản phẩm nhất định. Với tinh thần cần cù, đôi bàn tay khéo léo, trí thông minh, sáng tạo, họ đã làm ra những sản phẩm nổi tiếng như: tủ áo, tủ thờ, tủ ly, salong, giường ngủ, bàn, ghế... với kiểu dáng đẹp đẽ, trang nhã, sang trọng mà không cầu kỳ.

Ở làng nghề Chợ Thủ có một điều khá thú vị là con gái làng nghề khi lớn lên theo chồng đều được cha mẹ tặng cho một chiếc tủ quần áo để làm của hồi môn. Đây là một phong tục có ý nghĩa sâu sắc, nhắc nhở con cháu dù có đi đâu xa cũng luôn nhớ về quê hương, nguồn cội. Nghề mộc chạm khắc gỗ ở đây từ bao đời đã tạo cho Chợ Thủ một diện mạo riêng biệt so với các vùng xung quanh. Nét mới hiện nay là các cơ sở không còn tổ chức đưa hàng bán dạo mà xuất phát từ nhu cầu thương lái, thành lập hơn 10 điểm trưng bày đa dạng chủng loại. Khách hàng trong, ngoài tỉnh tới có thể nhìn thấy sản phẩm dễ dàng chọn lựa mua trực tiếp đầy xe tải chở về hay đặt hàng thuận tiện hơn.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Báo cáo kiểm kê về di sản: Làng nghề mộc chạm khắc gỗ thủ công truyền thống ở chợ Thủ

Biện pháp bảo tồn: Làng nghề mộc chạm khắc gỗ thủ công truyền thống ở chợ Thủ

Danh sách nghệ nhân tiêu biểu: Làng nghề mộc chạm khắc gỗ thủ công truyền thống ở chợ Thủ

Ảnh: Làng nghề mộc chạm khắc gỗ thủ công truyền thống ở chợ Thủ

 

 

Phim: Làng nghề mộc chạm khắc gỗ thủ công truyền thống ở chợ Thủ

Ghi âm: Làng nghề mộc chạm khắc gỗ thủ công truyền thống ở chợ Thủ