kiemkedisan.d.webcom.vn
Viện Văn hóa Nghệ thuật quốc gia Việt Nam

DANH MỤC KIỂM KÊ

DI SẢN VĂN HÓA PHI VẬT THỂ

  • Dân ca Quan họ Bắc Ninh

    Dân ca Quan họ Bắc Ninh là kết quả của sự sáng tạo ngẫu hứng, ứng tác thông qua hát ...

  • Tín ngưỡng thờ mẫu Tam Phủ của người Việt

    Trên nền tảng của tín ngưỡng thờ nữ thần, Tín ngưỡng thờ Mẫu tam phủ, một hình thức thờ cúng người mẹ hóa thân ...

  • Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương ở Phú Thọ

    Thờ cúng Hùng Vương là nghi lễ dân gian mang tính quốc gia ở Việt Nam ...

  • Dân ca Ví – Giặm Nghệ Tĩnh

    Dân ca Ví, Giặm chiếm vị trí quan trọng trong đời sống văn hóa, tinh thần của người Nghệ Tĩnh ...

  • Current
  • kiemkedisan.d.webcom.vn
  • kiemkedisan.d.webcom.vn
  • kiemkedisan.d.webcom.vn
  • kiemkedisan.d.webcom.vn

Lễ cấp sắc dân tộc Dao

Loại hình: Tập quán xã hội

Không gian địa lý: Các tỉnh miền núi phía Bắc của Việt Nam (Lai Châu, Điên Biên, Sơn La, Hòa Bình, Yên Bái, Lào Cai, Cao Bằng, Bắc Cạn, Hà Giang, Tuyên Quang, Thái Nguyên, Bắc Giang, Quảng Ninh...)

Thời gian tổ chức: Lễ cấp sắc thường được tổ chức từ sau ngày lập đông năm trước đến hết tháng Giêng âm lịch năm sau. Lễ được tiến hành theo một trình tự tương đối thống nhất bao gồm nhiều lễ cúng. Để phù hợp với cuộc sống mới, ngày nay thời gian làm lễ cấp sắc đã được đồng bào rút ngắn và các thủ tục cũng được đơn giản hoá nhưng những lễ cơ bản vẫn được tôn trọng.

Cộng đồng chủ nhân của di sản: Là cộng đồng dân tộc Dao sinh sống ở các tỉnh miền núi Tây Bắc và Đông Bắc của Việt Nam.

Nhận diện di sản: Cấp sắc không chỉ là một tục lệ rất phổ biến mà còn là bắt buộc đối với tất cả mọi đàn ông người Dao. Đây là nghi lễ quan trọng nhất trong tín ngưỡng vòng đời của người Dao. Đối với dân tộc Dao, người nào được cấp sắc thì mới có thể làm nghề cúng bái, sau này chết hồn mới được về đoàn tụ với tổ tiên. Cấp sắc cũng còn có nghĩa là lễ “khai sinh” hay lễ nhận lấy tên của thánh thần ban định cho, cho nên những bản cấp sắc còn có ý nghĩa như là “giấy thông hành” để sau khi chết có thể về ngay thế giới bên kia mà không phải qua kiếp bị đầy ở âm phủ. Người nào đã được cấp sắc mới được xã hội coi là người trưởng thành, người chưa được cấp sắc dù tuổi có già cả vẫn bị coi là trẻ con và khi chết thì hồn không thể về đoàn tụ với tổ tiên. Nếu trong gia đình có người đã chết mà chưa được cấp sắc, con cháu phải làm lễ cấp sắc cho người đã chết trước khi làm lễ cấp sắc cho mình. Đồng bào Dao có lòng tin sâu sắc rằng được cấp sắc thì làm ăn mới được may mắn, sinh hoạt mọi mặt mới được thuận lợi, dòng họ dân tộc mới phát triển. Người Dao tin rằng chỉ những người được cấp sắc mới đủ tâm đức để phân biệt phải trái, mới thấu hiểu phong tục tập quán của cộng đồng người Dao.

          Lễ cấp sắc của người Dao thường có 3 cấp bậc:

          - 3 đèn (Quá tăng)

          - 7 đèn (Tẩu sai thiết phing tăng)

          - 12 đèn (Tẩu sai chập nhảy phing tăng).

Lễ cấp sắc của các ngành Dao ở các tỉnh tuy có những điểm khác nhau nhưng đồ lễ chủ yếu vẫn là lễ phục, dầu lai hay nến, tranh thờ, nhạc cụ, mời các thầy về làm lễ và tiến hành theo trình tự các bước như: Lễ trình diện của người thụ lễ, Lễ cấp đèn và hạ đèn, Lễ đặt pháp danh (tchó phặt bủa), Lễ giao âm binh và gạo nuôi quân (pun peng chí làng), Lễ qua cầu (chúa thiết dịa chiều), Lễ cấp dụng cụ cúng bái, Lễ truyền pháp lực (pun phat), Lễ cúng thần mặt trời (síp nhụt tải ông), Lễ tơ hồng hay còn gọi là lễ cưới lần thứ hai (cắp ì chải), Lễ cúng hồn lúa (Kiu seng), Lễ thăm thiên đình hoặc lễ sinh lần thứ hai (sinh y chải), Lễ thăng đàn (pháo tù thây – hỉu lùng).

Lễ cấp sắc là một trong những nghi lễ độc đáo và được lưu truyền từ nhiều đời nay trong cộng đồng dân tộc Dao. Trong lễ cấp sắc, thầy cúng luôn đọc về lịch sử, cội nguồn, quá trình thiên di của người Dao, những khó khăn khi vượt sông biển tìm đến vùng đất mới. Bên cạnh đó, thầy cúng đọc tích chuyện về Bàn Vương ông tổ của người Dao, về nguồn gốc của mỗi dòng họ. Từ đó, không chỉ người được cấp sắc mà cả những người tham dự có thể hiểu hơn về lịch sử, cội nguồn, từ đó nâng cao ý thức tự giác tộc người, nâng cao ý thức trong việc lưu truyền những câu chuyện cổ của người Dao, bảo tồn những phong tục, tập quán tốt đẹp, để lịch sử người Dao được ghi chép, lưu truyền mãi theo thời gian.

Báo cáo kiểm kê về di sản: Lễ cấp sắc dân tộc Dao

Biện pháp bảo tồn: Lễ cấp sắc dân tộc Dao

Danh sách nghệ nhân tiêu biểu: Lễ cấp sắc dân tộc Dao

STT

Họ và Tên

Năm sinh

Dân tộc

Địa chỉ

1.

Triệu Xuân Lâm

1946

Dao

xã Yên Ninh, huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên

2

Triệu Nguyên Vinh

1960

Dao

xã Yên Ninh, huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên

3.

Triệu Tài Thành

1957

Dao

xã Yên Ninh, huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên

4.

Bàn Hữu Dần

1947

Dao

xã Động Đạt, huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên

5.

Triệu Hữu Minh

1943

Dao

xã Yên Đổ, huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên

6.

Đặng Văn Dong

1934

Dao

xã Quân Chu, huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên

7.

Dương Trung Tiến

1948

Dao

xã Quân Chu, huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên

8.

Bàn Lai

1957

Dao

xã Quân Chu, huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên

9.

Bàn Sinh Việt

1976

Dao

xã Quân Chu, huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên

10.

Đặng Văn Thanh

1939

Dao

xã Phúc Thuận, huyện Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên

11.

Dương Văn Năm

1947

Dao

xã Yên Đổ, huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên

12.

Dương Quý Thắng

1961

Dao

xã Yên Đổ, huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên

13.

Dương Quý Nhị

1964

Dao

xã Yên Đổ, huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên

Ảnh: Lễ cấp sắc dân tộc Dao

 

 

 

Phim: Lễ cấp sắc dân tộc Dao

Ghi âm: Lễ cấp sắc dân tộc Dao