kiemkedisan.d.webcom.vn
Viện Văn hóa Nghệ thuật quốc gia Việt Nam

DANH MỤC KIỂM KÊ

DI SẢN VĂN HÓA PHI VẬT THỂ

  • Dân ca Quan họ Bắc Ninh

    Dân ca Quan họ Bắc Ninh là kết quả của sự sáng tạo ngẫu hứng, ứng tác thông qua hát ...

  • Tín ngưỡng thờ mẫu Tam Phủ của người Việt

    Trên nền tảng của tín ngưỡng thờ nữ thần, Tín ngưỡng thờ Mẫu tam phủ, một hình thức thờ cúng người mẹ hóa thân ...

  • Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương ở Phú Thọ

    Thờ cúng Hùng Vương là nghi lễ dân gian mang tính quốc gia ở Việt Nam ...

  • Dân ca Ví – Giặm Nghệ Tĩnh

    Dân ca Ví, Giặm chiếm vị trí quan trọng trong đời sống văn hóa, tinh thần của người Nghệ Tĩnh ...

  • Current
  • kiemkedisan.d.webcom.vn
  • kiemkedisan.d.webcom.vn
  • kiemkedisan.d.webcom.vn
  • kiemkedisan.d.webcom.vn

Lễ hội cầu mưa của dân tộc Pà Thẻn

1. Phân loại di sản: Lễ hội truyền thống

2. Không gian địa lý: Địa bàn sinh sống của người Pà Thẻn tại tỉnh Hà Giang Việt Nam

3. Thời gian tổ chức: Lễ cầu mưa thường chỉ được tổ chức khi thời tiết khắc nghiệt hạn hán kéo dài, mùa màng thất bát, cây trồng, vật nuôi con người gặp khó khăn trong sinh hoạt, sản xuất.

4. Chủ nhân di sản: Dân tộc Pà Thẻn

5. Nhận diện di sản:  Nằm nhóm Mông - Dao, dân tộc Pà Thẻn cư trú chủ yếu ở huyện Quang Bình và Bắc Quang của tỉnh Hà Giang. Quá trình thiên di đến nước ta của dân tộc Pà Thẻn tương đối muộn so với nhiều tộc người khác nhưng dân tộc Pà Thẻn đã nhanh chóng hoà nhập và trở thành một thành viên trong ngôi nhà cộng đồng các dân tộc Việt Nam. Hiện nay người Pà Thẻn ở Quang Bình, Hà Giang sinh sống chủ yếu bằng việc canh tác ruộng nước, ngoài ra họ còn làm nương rẫy, chăn nuôi gia súc, gia cầm. Bên cạnh đó, họ còn làm một số nghề thủ công truyền thống như dệt vải, đan lát… để phục vụ cho cuộc sống hàng ngày. Tất cả những hoạt động kinh tế trên đã góp phần nuôi sống và sản sinh ra bao thế hệ. Và đến ngày hôm nay, vẫn những hoạt động kinh tế ấy đồng bào đang có những bước chuyển mình cùng sự phát triển của đất nước.

Khi bản làng ở hạn hán kéo dài, bà con gặp khó khăn trong sinh hoạt, sản xuất, chăn nuôi, canh tác… Trưởng bản và những người có uy tín trong cộng đồng như thầy cúng, thầy mo… sẽ tiến hành họp bàn tổ chức lễ cầu mưa, xin thần linh cho mưa xuống để cây cối được tốt tươi, có nước gieo trồng, sinh hoạt thuận tiện. Lễ cầu mưa thông thường được tổ chức vào tháng ba âm lịch, ngày cụ thể sẽ do thầy cúng bói hỏi ma để chọn ngày đẹp, phù hợp với việc dân bản tổ chức lễ cúng cầu mưa.

Lễ vật do dân bản đóng góp thường mỗi nhà góp một con gà, 1 ống gạo và 1 chai rượu.

Không gian lập lễ cúng thực hiện lễ cầu mưa thường tại một bãi đất rộng, hoặc mảnh ruộng khô đầu bản.

Các công việc trong lễ cúng được thầy cúng phân công chi tiết đến các thành viên như phụ nữ thì lo thực phẩm, gánh nước… đàn ông thì lo đạo cụ, phụ giúp thầy cúng khi hành lễ.

Kết thúc lễ cúng lễ vật được nhanh chóng chế biến thành các món ăn phục vụ bữa cơm cộng cảm của cộng đồng được tất cả các thành viên trong bản tham dự đông đủ.

Mọi người quây quần uống rượu, ăn thịt, múa hát xung quanh bàn lễ. Các cô gái Pà Thẻn trong trang phục truyền thống lại say xưa nhảy múa hát ca trình diễn những làn điệu dân ca, những điệu múa đặc sắc của dân tộc mình. Lễ cầu mưa cũng là dịp để người dân trong bản tụ hội, bàn chuyện làm ăn, trai gái thì múa hát giao duyên.

Thường lễ hội diễn ra gói gọn trong một ngày, và lễ cúng kết thúc bao giờ cũng có mưa. Họ tin rằng những lời kêu tấu, những ước vọng họ gửi gắm đến thần linh đã thấu hiểu và ban phúc lành cho dân bản.

Báo cáo kiểm kê về di sản: Lễ hội cầu mưa của dân tộc Pà Thẻn

Biện pháp bảo tồn: Lễ hội cầu mưa của dân tộc Pà Thẻn

Danh sách nghệ nhân tiêu biểu: Lễ hội cầu mưa của dân tộc Pà Thẻn

Ảnh: Lễ hội cầu mưa của dân tộc Pà Thẻn

Phim: Lễ hội cầu mưa của dân tộc Pà Thẻn

Ghi âm: Lễ hội cầu mưa của dân tộc Pà Thẻn