kiemkedisan.d.webcom.vn
Viện Văn hóa Nghệ thuật quốc gia Việt Nam

DANH MỤC KIỂM KÊ

DI SẢN VĂN HÓA PHI VẬT THỂ

  • Dân ca Quan họ Bắc Ninh

    Dân ca Quan họ Bắc Ninh là kết quả của sự sáng tạo ngẫu hứng, ứng tác thông qua hát ...

  • Tín ngưỡng thờ mẫu Tam Phủ của người Việt

    Trên nền tảng của tín ngưỡng thờ nữ thần, Tín ngưỡng thờ Mẫu tam phủ, một hình thức thờ cúng người mẹ hóa thân ...

  • Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương ở Phú Thọ

    Thờ cúng Hùng Vương là nghi lễ dân gian mang tính quốc gia ở Việt Nam ...

  • Dân ca Ví – Giặm Nghệ Tĩnh

    Dân ca Ví, Giặm chiếm vị trí quan trọng trong đời sống văn hóa, tinh thần của người Nghệ Tĩnh ...

  • Current
  • kiemkedisan.d.webcom.vn
  • kiemkedisan.d.webcom.vn
  • kiemkedisan.d.webcom.vn
  • kiemkedisan.d.webcom.vn

Lễ hội La Vân (La Vân, Quỳnh Phụ, Thái Bình)

1. Phân loại di sản: Tập quán xã hội, nghi lễ và lễ hội

2. Không gian địa lý:  Lễ hội đền La Vân diễn ra tại làng La Vân. La Vân xưa là La Miên thuộc tổng Quỳnh Ngọc, gồm hai Thôn: Thôn Đồn Xá và thôn Thượng. Năm Thiệu Trị nguyên niên (1841) vì kiêng tên huý của vua nhà Nguyễn, làng đổi tên thành La Vân ngày nay. Ngày nay làng La Vân thuộc xã Quỳnh Hồng, huyện Quỳnh Phụ, tỉnh Thái Bình.

3. Thời gian tổ chức: Diễn ra từ ngày 20 tháng ba âm lịch đến ngày 26 tháng 3 âm lịch hàng năm.

4. Chủ nhân di sản: Nhân dân làng La Vân, xã Quỳnh Hồng, huyện Quỳnh Phụ tỉnh Thái Bình tổ chức lễ hội La Vân hàng năm để tưởng nhớ vị Quốc sư triều Lý - Nguyễn Minh Không người có công với dân làng.

5. Nhận diện di sản:

La Vân một làng nổi tiếng với  nghề ương bèo hoa dâu từ những trước những năm 1970 ở vùng quê lúa Thái Bình. Lễ hội đền La Vân tổ chức để tưởng nhớ công lao của vị Quốc sư triều Lý - Nguyễn Minh Không. Tuy nhiên thời gian lễ hội lại không liên quan đến thân thế Đức Thánh tổ của làng. Lễ hội diễn ra tại đền La Vân là nơi tế lễ thành hoàng và thờ cả hậu thần. Thần được tôn thờ là bà Vũ Thị Ngọc Tấn (con gái của làng) - một Vương Phi trong cung Tây đô vương Trịnh Tạc. Bà đã ban cho dân La Miên ruộng đất để dựng lại đền phía trước chùa tạo thành quần thể kiến trúc “tiền thần, hậu Phật, cung thánh đồng quy”. Lễ hội đền La Vân diễn ra trong sáu ngày, mỗi ngày diễn ra tuần tự các bước: buổi sáng diễn ra các nghi thức tế lễ, buổi chiều diễn tích trò hội.

Lễ hội đền La Vân đặc sắc bởi có phần diễn xướng dân gian độc đáo như múa kéo chữ (xếp chữ) và diễn ca thánh tích. Thêm vào đó là các trò chơi dân gian như đấu vật, cờ tướng, đánh pháo đất.  Các trò diễn ca thánh tích là để nhắc nhở con cháu làng La Vân và giới thiệu với khách thập phương về Đức Thánh của làng. Trò múa kéo chữ được duy trì ở làng La Vân và tại nhiều làng khác thuộc huyện Quỳnh Phụ theo chủ đề khác nhau tạo nên nét đặc sắc của lễ hội trên cả vùng. Múa kéo chữ vừa mang tính chất là một trò chơi, một môn thể thao đồng thời lại mang tư tưởng giáo dục, nghệ thuật cao. Múa kéo chữ mô phỏng đánh trận và chiến thắng trở về.  Ngoài ra, trò chơi này còn thể hiện tính giáo dục tinh thần tự giác, tính tổ chức, kỹ năng khéo léo, nhanh nhẹn của con người. Đây là lễ hội nông nghiệp chở đầy ước vọng của người dân về một năm mưa thuận gió hoà, người khang, vật thịnh. Các trò diễn, trò chơi được tổ chức phục vụ nhu cầu giải trí cho người dân lúc nông nhàn. Lễ hội đền La Vân như một “chất keo” gắn kết cộng đồng, ở nơi đó, con người được thể hiện mình về cả thể chất lẫn tinh thần. Điều đó được ví như là sức đàn hồi để con người có thể quay trở lại chuẩn bị cho một năm mới đầy bận rộn công việc phía trước.

Báo cáo kiểm kê về di sản: Lễ hội La Vân (La Vân, Quỳnh Phụ, Thái Bình)

Biện pháp bảo tồn: Lễ hội La Vân (La Vân, Quỳnh Phụ, Thái Bình)

Danh sách nghệ nhân tiêu biểu: Lễ hội La Vân (La Vân, Quỳnh Phụ, Thái Bình)

Ảnh: Lễ hội La Vân (La Vân, Quỳnh Phụ, Thái Bình)

 

 

Phim: Lễ hội La Vân (La Vân, Quỳnh Phụ, Thái Bình)

Ghi âm: Lễ hội La Vân (La Vân, Quỳnh Phụ, Thái Bình)