kiemkedisan.d.webcom.vn
Viện Văn hóa Nghệ thuật quốc gia Việt Nam

DANH MỤC KIỂM KÊ

DI SẢN VĂN HÓA PHI VẬT THỂ

  • Dân ca Quan họ Bắc Ninh

    Dân ca Quan họ Bắc Ninh là kết quả của sự sáng tạo ngẫu hứng, ứng tác thông qua hát ...

  • Tín ngưỡng thờ mẫu Tam Phủ của người Việt

    Trên nền tảng của tín ngưỡng thờ nữ thần, Tín ngưỡng thờ Mẫu tam phủ, một hình thức thờ cúng người mẹ hóa thân ...

  • Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương ở Phú Thọ

    Thờ cúng Hùng Vương là nghi lễ dân gian mang tính quốc gia ở Việt Nam ...

  • Dân ca Ví – Giặm Nghệ Tĩnh

    Dân ca Ví, Giặm chiếm vị trí quan trọng trong đời sống văn hóa, tinh thần của người Nghệ Tĩnh ...

  • Current
  • kiemkedisan.d.webcom.vn
  • kiemkedisan.d.webcom.vn
  • kiemkedisan.d.webcom.vn
  • kiemkedisan.d.webcom.vn

Lễ hội Pang Phoóng

1.     Phân loại di sản: Lễ hội truyền thống

2.     Không gian địa lý: Địa bàn sinh sống của người Kháng ở các tỉnh miền núi phía Bắc Việt Nam.

3. Thời gian tổ chức: Theo phong tục tập quán truyền thống của người Kháng, lễ Pang Phóong thường được diễn ra trong khoảng thời gian từ tháng 10 đến tháng 12 âm lịch. Đây là thời điểm người Kháng thu hoạch vụ mùa.

4. Chủ nhân di sản: Đây là sinh hoạt văn hóa độc đáo của người Kháng. Lễ Pang Phóong diễn ra trong phạm vi một dòng họ và được tổ chức tại gia đình trưởng họ, có sự tham gia đóng góp của các gia đình trong dòng họ, trong cộng đồng, thậm chí còn có sự tham gia góp vui của các dân tộc khác cận cư sinh sống quanh vùng.

5. Nhận diện di sản: Lễ Pang Phóong của người Kháng là một hình thức gia đình tự nhìn nhận và đánh giá lại hoạt động lao động sản xuất của gia đình trong một năm qua về những thuận lợi, khó khăn và rút ra bài học kinh nghiệm cho năm tiếp sau.

Theo truyền thuyết, lễ Pang Phoóng của dân tộc Kháng dòng họ Lò, ngành Lò Khun ở Điện Biên bắt nguồn từ một sự tích. Đó là câu chuyện tình dang dở đầy lãng mạn giữa chàng trai con Tạo bản và nàng vượn hóa thân thành thiếu phụ. Câu chuyện được lưu truyền từ xa xưa nhằm tôn vinh gốc linh, hướng con người luôn nhớ về cội nguồn.

Có lẽ vì thế, nghi thức đầu tiên diễn trong lễ Pang Phóong là lễ báo tổ tiên và mời tổ tiên về dự lễ hội. Sau nghi thức cúng báo tổ tiên, gia chủ mới được mời mọi người vào dự tiệc. Vò rượu cần được đặt ở giữa nhà, chủ nhà làm nghi lễ khai tiệc, mời mọi người cùng thưởng thức rượu cần, mâm cơm diễn ra đầm ấm.

Đến với lễ Pang Phoóng, người Kháng được sống trong một bầu không khí sum họp toàn vẹn, được gặp gỡ người thân, bạn bè, có thể cầu xin trực tiếp đến tổ tiên ông bà, các vị thần linh của họ và được tham dự nhiều sinh hoạt văn hóa,  trò chơi dân gian như: tung còn, đẩy gậy, đánh cù, múa xòe, múa sạp, múa tăng bu…

Với những biểu hiện văn hóa đặc sắc, độc đáo và mang ý nghĩa nhân nhân sâu sắc lễ Pang Phoóng là một trong số ít lễ hội lớn còn được bảo lưu tốt ở cộng đồng người Kháng. Sự tồn tại của lễ hội là một minh chứng tiêu biểu cho sức sống bền bỉ của các giá trị văn hoá truyền thống lâu đời. Trải qua thời gian và chịu tác động của xu hướng thế tục hoá các nghi lễ truyền thống, nhưng đối với cộng đồng người Kháng, lễ Pang Phoóng vẫn mãi là điều bí ẩn thiêng liêng.

 

Báo cáo kiểm kê về di sản: Lễ hội Pang Phoóng

Biện pháp bảo tồn: Lễ hội Pang Phoóng

Danh sách nghệ nhân tiêu biểu: Lễ hội Pang Phoóng

Ảnh: Lễ hội Pang Phoóng

Phim: Lễ hội Pang Phoóng

Ghi âm: Lễ hội Pang Phoóng