kiemkedisan.d.webcom.vn
Viện Văn hóa Nghệ thuật quốc gia Việt Nam

DANH MỤC KIỂM KÊ

DI SẢN VĂN HÓA PHI VẬT THỂ

  • Dân ca Quan họ Bắc Ninh

    Dân ca Quan họ Bắc Ninh là kết quả của sự sáng tạo ngẫu hứng, ứng tác thông qua hát ...

  • Tín ngưỡng thờ mẫu Tam Phủ của người Việt

    Trên nền tảng của tín ngưỡng thờ nữ thần, Tín ngưỡng thờ Mẫu tam phủ, một hình thức thờ cúng người mẹ hóa thân ...

  • Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương ở Phú Thọ

    Thờ cúng Hùng Vương là nghi lễ dân gian mang tính quốc gia ở Việt Nam ...

  • Dân ca Ví – Giặm Nghệ Tĩnh

    Dân ca Ví, Giặm chiếm vị trí quan trọng trong đời sống văn hóa, tinh thần của người Nghệ Tĩnh ...

  • Current
  • kiemkedisan.d.webcom.vn
  • kiemkedisan.d.webcom.vn
  • kiemkedisan.d.webcom.vn
  • kiemkedisan.d.webcom.vn

Lễ nhận rể và đưa dâu Tày

1. Phân loại di sản: Tập quán xã hội và nghi lễ

  1. 2. Không gian địa lý: Chủ yếu tại các xã: Linh Thông, Bộc Nhiêu, Điềm Mặc, Bình yên,Định Biên, Đồng Thịnh…, nơi người Tày sinh sống chủ yếu của huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên.
  2. 3. Thời gian tổ chức: Lễ cưới của người Tày được tổ chức trong 2 ngày, một ngày tại nhà gái và một ngày tại nhà trai. Ngày cưới được người Tày lựa chọn cẩn thận phải chọn ngày tốt, tránh ngày thân.  
  3. 4. Chủ nhân di sản: Người Tày ở huyện Định hóa, tỉnh Thái Nguyên
  4. 5. Nhận diện di sản

Cưới xin là việc hệ trọng của cả đời người nên người Tày tiến hành rất cẩn thận. Tục lệ cưới xin của người Tày trải qua các bước: Lễ dạm hỏi, lễ hợp mệnh, lễ ăn hỏi và lễ cưới. Lễ nhận rể và đưa dâu là nghi lễ quan trọng trong chuỗi nghi lễ cưới hỏi của người Tày thuộc địa bàn tỉnh Thái Nguyên. Trong các nghi lễ này chứa đựng những phong tục tập quán của tộc người cũng như những chuẩn mực ứng xử văn hóa và vốn văn nghệ dân gian phong phú của người Tày nơi đây.

Trước ngày cưới một ngày, nhà trai phải mang đầy đủ lễ vật và các loại tiền cheo theo đúng phong tục tới nhà gái trong đó đặc trưng có: Tiền đặt bàn thờ để chú rể xin phép được lạy tạ tổ tiên bên nhà gái; tiền “lắm khấu” để trả công sinh thành, dưỡng dục của mẹ đẻ cô dâu; tiền cheo họ nội, họ ngoại để chú rể xin họ hàng, làng bản từ nay trở đi được coi là con cháu trong họ, là thành viên của bản bên nhà gái.

Nghi lễ nhận rể và đưa dâu của người Tày được tiến hành vào đúng ngày cưới. Phía nhà trai phải trải qua một nghi thức quan trọng tại nhà gái, đó là cuộc so tài thử trí vừa mang tính nghi thức vừa mang tính văn nghệ đó là hát đám cưới tiếng Tày gọi là Quan Lang do đại diện các ông bà mối (tiếng Tày gọi là Quang lang và Pả me) của hai họ thực hiện được diễn ra từ khi đoàn nhà trai đặt chân tới nhà gái cho đến lúc kết thúc nhà trai xin phép đón dâu về với rất nhiều bài hát: bài ca mở cổng, bài ca xin nước rửa chân, bài ca xin giải chiếu; mời nước, mời cơm,...

Cùng với đó là những lễ thức mang tính tâm linh để nhận rể: Cúng tổ tiên, lạy bố mẹ vợ, lễ thức “luồn sợi chỉ thắm” vào cây kim bên nhà trai gửi sang để tượng trưng cho sự hoà hợp nam nữ, âm dương, cầu mong cho đôi trẻ được hạnh phúc vẹn toàn, đẹp đường con cái và nghi lễ. Và nghi lễ trao của “hồi môn” của bố mẹ cô dâu cho nhà trai.

Khi đưa dâu, người Tày có tục “bỏ tiền vào đôi giày của cô dâu” với quan niệm rằng: mong cho cuộc sống của con sẽ được giàu có, thịnh vượng. Và theo tục lệ, cô dâu phải đi thẳng, không ngoái đầu lại nhà mẹ đẻ, với hàm ý từ nay bắt đầu một cuộc sống mới với vị hôn phu và gia đình nhà chồng cho tới khi đầu bạc răng long.

Lễ nhận rể và đưa dâu là một trong những nghi lễ quan trọng nhất trong đám cưới của người Tày, trong nghi lễ này không chỉ chứa đựng những lễ thức mang tính tâm linh mà còn là dịp để hiện nét sinh hoạt văn hóa rất đặc trưng của người Tày đó là dân ca đám cưới hay thơ quan làng pả me được người Tày nơi đây rất ưa thích có cơ hội được phô diễn. 

Báo cáo kiểm kê về di sản: Lễ nhận rể và đưa dâu Tày

Biện pháp bảo tồn: Lễ nhận rể và đưa dâu Tày

Danh sách nghệ nhân tiêu biểu: Lễ nhận rể và đưa dâu Tày

Ảnh: Lễ nhận rể và đưa dâu Tày

 

 

Phim: Lễ nhận rể và đưa dâu Tày

Ghi âm: Lễ nhận rể và đưa dâu Tày