kiemkedisan.d.webcom.vn
Viện Văn hóa Nghệ thuật quốc gia Việt Nam

DANH MỤC KIỂM KÊ

DI SẢN VĂN HÓA PHI VẬT THỂ

  • Dân ca Quan họ Bắc Ninh

    Dân ca Quan họ Bắc Ninh là kết quả của sự sáng tạo ngẫu hứng, ứng tác thông qua hát ...

  • Tín ngưỡng thờ mẫu Tam Phủ của người Việt

    Trên nền tảng của tín ngưỡng thờ nữ thần, Tín ngưỡng thờ Mẫu tam phủ, một hình thức thờ cúng người mẹ hóa thân ...

  • Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương ở Phú Thọ

    Thờ cúng Hùng Vương là nghi lễ dân gian mang tính quốc gia ở Việt Nam ...

  • Dân ca Ví – Giặm Nghệ Tĩnh

    Dân ca Ví, Giặm chiếm vị trí quan trọng trong đời sống văn hóa, tinh thần của người Nghệ Tĩnh ...

  • Current
  • kiemkedisan.d.webcom.vn
  • kiemkedisan.d.webcom.vn
  • kiemkedisan.d.webcom.vn
  • kiemkedisan.d.webcom.vn

Múa đèn, Tiên cuội, Trò thiếp (làng Viên Khê, Đông Anh, Đông Sơn, Thanh Hoá)

1. Phân loại di sản: Diễn xướng dân gian

2. Không gian địa lý: Diễn xướng tại các nghè miếu làng Viên Khê xã Đông Anh, huyện Đông Sơn, tỉnh Thanh Hoá.

3. Thời gian tổ chức lễ hội: Vào dịp lễ hội

4. Chủ nhân di sản: Nhân dân vùng đất Đông Sơn, mà nổi bật là làng Viên Khê, Đông Sơn, Thanh Hoá

5. Nhận diện di sản:

Dân ca Đông Anh hay Dân ca, dân vũ Đông Anh là hệ thống các trò diễn xướng đi kèm các bài dân ca, lưu hành chủ yếu ở thôn Viên Khê, xã Đông Anh, huyện Đông Sơn, tỉnh Thanh Hóa, Việt Nam. Các trò diễn Đông Anh được xếp vào các hình thức diễn xướng dân gian tiêu biểu của xứ Thanh, cùng với tổ khúc hò sông Mã và trò Xuân Phả. Các trò diễn Đông Anh phản ánh đời sống sinh hoạt và tâm tư tình cảm của người nông dân Việt Nam xưa. Những lời ca như: Lên chùa bẻ một cành sen/ Ăn cơm bằng đèn đi cấy sáng trăng... đã trở nên quen thuộc với nhiều người dân Việt Nam. Các trò diễn ở Đông Anh được gọi là ngũ trò Đông Anh hay ngũ trò Viên Khê. Gọi là ngũ trò nhưng thực ra trò diễn Đông Anh gồm 12 trò là: trò Múa đèn, trò Tiên Cuội (hay Tiên phường), trò Tô Vũ, trò Trống Mõ, trò Thiếp, trò Vằn vương (hay trò Hùm), trò Thủy (hay Thủy phường), trò Leo dây, trò Xiêm Thành (hay Chiêm Thành/Sim Thành), trò Hà Lan (hay Hoa Lang), trò Tú Huần (hay Lục Hồn Nhung), trò Ngô quốc. Ngoài ra ở Đông Anh còn có một số tiết mục nữa như trò Đại Thánh, trò Nữ quan...

So với các hình thức diễn xướng dân gian khác ở xứ Thanh, ngũ trò Viên Khê đã bắt đầu có "kịch bản" và kịch bản đã có tích. Ngũ trò Viên Khê gắn liền trò diễn với lời ca, chính vì vậy thay cho cách gọi phổ biến là dân ca Đông Anh, hiện nay nhiều nhà nghiên cứu âm nhạc dân gian đã dùng cụm từ dân ca, dân vũ Đông Anh.

Trò Thiếp, Múa đèn, Tiên Cuội là sản phẩm văn hoá dân gian được nhân dân làng Viên Khê xã Đông Anh huyện Đông Sơn lưu truyền gìn giữ từ lâu đời. Theo các nhà nghiên cứu, trong những di sản văn hoá nghệ thuật dân gian này có sự tham góp của các tri thức phong kiến ở địa phương. Vì hình thức và nội dung các trò diễn phảng phất bóng đáng văn hoá nghệ thuật cung đình như Tiên Cuội với trang phục Tiên vừa đơn giản nhưng lại mang vẻ cao sang; Múa đèn có đôi nét gần với múa đèn cung đình Huế; Trò Thiếp có ngôn ngữ nghệ thuật gần với sinh hoạt văn hoá tín ngưỡng Sa man giáo của người Việt vùng Đồng bằng Châu thổ sông Hồng.

Đối tượng thưởng thức của các trò diễn chủ yếu là nhân dân lao động và các chức sắc ở địa phương. Do chức năng chính là diễn trò để tế thần và thi tài nên các diễn viên tham gia đều phải chưa lập gia đình, được tuyển chọn kỹ càng.

Các trò diễn được tổ chức chủ yếu để cổ vũ tinh thần cho con người sau những ngày lao động mệt nhọc và mang đậm giá trị nhân văn sâu sắc. Múa đèn có nội dung phản ánh lịch tiết nông nghiệp, cầu mong mùa màng tươi tốt của nông dân Thanh Hoá. Ngọn đèn châm lên trong điệu múa như biểu tượng ánh sáng mặt trời. Ngọn lửa thiêng đem lại nguồn sống, đem lại sự sinh sôi, nảy nở, phát triển theo vòng quay của vũ trụ, của thời gian 12 tháng trong năm. Sự tuần tự, sự ổn định của thời gian cùng lửa thiêng tạo sinh khí cho vạn vật tồn tại, phát triển đúng quy luật của tạo hoá. Tất cả điều đó chính là ý nghĩa chất chứa trong lời ca điệu múa: Thắp đèn, luống bông luống đậu, Vãi mạ, Đan lờ, Nhổ mạ, Đi cấy, Kéo sợi, dệt cửi, xe chỉ vá may, đi gặt. Trò Thiếp là bức tranh phác hoạ cảnh sinh hoạt Shaman giáo. Trò Tiên Cuội chất chứa những thăng trầm trong cuộc sống với sự vui buồn pha nét lãng mạn trong tình yêu (tình yêu của Cuội và cô Tiên Út). Hai trò này là hai trò khác nhau nhưng đều thể hiện niềm mơ ước, sự nguyện cầu về một cuộc sống hạnh phúc, an nhàn cho con người. Các trò diễn dân gian này đều phác hoạ bức tranh toàn cảnh về đời sống vật chất, tinh thần và khát vọng vì một tương lai tốt đẹp của người dân vùng Đông Sơn, Thanh Hoá.

Báo cáo kiểm kê về di sản: Múa đèn, Tiên cuội, Trò thiếp (làng Viên Khê, Đông Anh, Đông Sơn, Thanh Hoá)

Biện pháp bảo tồn: Múa đèn, Tiên cuội, Trò thiếp (làng Viên Khê, Đông Anh, Đông Sơn, Thanh Hoá)

Danh sách nghệ nhân tiêu biểu: Múa đèn, Tiên cuội, Trò thiếp (làng Viên Khê, Đông Anh, Đông Sơn, Thanh Hoá)

STT

Họ và tên

Địa chỉ

Giới tính

Năm sinh

1

Lê Thị Cốc

Đông Anh, Đông Sơn, TH      

Nữ

1950

2

Nguyễn Thị Theo

Đông Anh, Đông Sơn, TH

Nữ

1948

3

Lê Thị Dòn

Đông Anh, Đông Sơn, TH

Nữ

1955

4

Lê Thị Ngơi

Đông Anh, Đông Sơn, TH

Nữ

1958

5

Nuyễn Thị Sâm

Đông Anh, Đông Sơn, TH

Nữ

1959

6

Lê Thị Điều

Đông Anh, Đông Sơn, TH

Nữ

1949

7

Lê Công Lợi

Đông Anh, Đông Sơn, TH

Nam

1951

8

Lê Thị Toàn

Đông Anh, Đông Sơn,TH

Nữ

1965

9

Lê Bá Ất

Đông Anh, Đông Sơn, TH

Nam

1961

10

Lê Đình Bao

Đông Anh, Đông Sơn, TH

Nam

1950

11

Lê Thị Ngữ

Đông Anh, Đông Sơn, TH

Nữ

1948

Ảnh: Múa đèn, Tiên cuội, Trò thiếp (làng Viên Khê, Đông Anh, Đông Sơn, Thanh Hoá)

 

 

Phim: Múa đèn, Tiên cuội, Trò thiếp (làng Viên Khê, Đông Anh, Đông Sơn, Thanh Hoá)

Ghi âm: Múa đèn, Tiên cuội, Trò thiếp (làng Viên Khê, Đông Anh, Đông Sơn, Thanh Hoá)