kiemkedisan.d.webcom.vn
Viện Văn hóa Nghệ thuật quốc gia Việt Nam

DANH MỤC KIỂM KÊ

DI SẢN VĂN HÓA PHI VẬT THỂ

  • Dân ca Quan họ Bắc Ninh

    Dân ca Quan họ Bắc Ninh là kết quả của sự sáng tạo ngẫu hứng, ứng tác thông qua hát ...

  • Tín ngưỡng thờ mẫu Tam Phủ của người Việt

    Trên nền tảng của tín ngưỡng thờ nữ thần, Tín ngưỡng thờ Mẫu tam phủ, một hình thức thờ cúng người mẹ hóa thân ...

  • Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương ở Phú Thọ

    Thờ cúng Hùng Vương là nghi lễ dân gian mang tính quốc gia ở Việt Nam ...

  • Dân ca Ví – Giặm Nghệ Tĩnh

    Dân ca Ví, Giặm chiếm vị trí quan trọng trong đời sống văn hóa, tinh thần của người Nghệ Tĩnh ...

  • Current
  • kiemkedisan.d.webcom.vn
  • kiemkedisan.d.webcom.vn
  • kiemkedisan.d.webcom.vn
  • kiemkedisan.d.webcom.vn

Nghề đan thuyền nan ở Nội Lễ

1.Phân loại di sản: Nghề thủ công truyền thống

2. Không gian địa lý: Nơi thực hành nghề đan thuyền diễn ra ở thôn Nội Lễ thuộc xã An Viên, huyện Tiên Lữ, tỉnh Hưng Yên hiện nay.

3. Chủ nhân di sản: Người Việt (Kinh) tại thôn Nội Lễ, xã An Viên, huyện Tiên Lữ, tỉnh Hưng Yên là những người thực hành, lưu truyền nghề đan thuyền Nội Lễ.

4. Nguyên liệu làm thuyền: Nguyên liệu truyền thống là: Tre, nứa và vỏ cây “sắn thuyền” để sơn thuyền, sau  này thêm nguyên liệu sắt, tôn.

5. Thời gian tổ chức: Nghề đan thuyền của Nội Lễ được thực hành từ tháng 3 đến tháng 5 âm lịch (năm nào nhiều thì kéo dài tới tháng 7, 8 âm lịch)

6. Nhận diện di sản:

Nghề thuyền đan được hình thành khá sớm trong lịch sử, thuyền cũng là phương tiện đi lại phổ biến của người Việt cổ, đây cũng là cách thích nghi, ứng xử linh hoạt, mềm dẻo với môi trường tự nhiên. Ở Nội Lễ, các cụ cao tuổi trong làng cũng không biết được nghề đan có lịch sử từ bao giờ, nhưng già trẻ, gái trai trong làng ai cũng biết đan thuyền, và thạo nghề đi thuyền, cả làng nhà nào cũng có thuyền.

Trước đây,thôn Nội Lễ làm chủ yếu là thuyền dóng và thuyền ba thang, dùng trở nguyên vật liệu trên sông, và trở lúa và mùa nước lên. Hiện nay, Nội lễ làm khá nhiều loại thuyền: Thuyền dóng cốn, thuyền chở đất, thuyền te, thuyền lưới, thuyền sen, thuyền vó, thuyền ba thang. Mỗi loại thuyền có kích cỡ tương đối thống nhất, tuy nhiên, khi sản xuất người thợ làm thuyền có thể linh hoạt tăng kích cỡ của thuyền theo tỷ lệ nhất định. Để sản xuất ra một chiếc thuyền, người thợ trải qua rất nhiều công đoạn: từ chọn nguyên liệu và pha nan, đan mê, cạp thuyền, nức thuyền, tra thang, sơn thuyền, tra cốn. Mỗi công đoạn đều đòi hỏi những kinh nghiệm, kỹ thuật, sự tỷ mỉ, cẩn thận và những bí quyết riêng của làng nghề.

Nghề đan thuyền thôn Nội Lễ với các sản phẩm của nó là một khía cạnh quan trọng của văn hóa tộc người. Từ những sản phẩm có sẵn trong thiên nhiên, qua bàn tay khéo léo của người lao động tạo ra những sản phẩm hữu hiệu phục vụ cho đời sống sinh hoạt của người dân. Và nó mang dấu ấn của thời đại, là phương tiện giao thông hữu hiệu thời xưa.  Nghề đan thuyền thực sự là một sản phẩm văn hóa của vùng đồng bằng sông nước, sự kết tinh tri thức của nhiều thời địa trong quá trình cải tạo và thích ứng với cuộc sống môi trường tự nhiên, sông nước, bãi phù sa sông Hồng.

Cũng như nhiều nghề thủ công cổ truyền khác nghề đan thuyền Nội Lễ đã làm phong phú thêm kho tàng tri thức sản xuất của ông cha, chứng tỏ sức lao động cần cù, khéo léo một vẻ đẹp trong tâm hồn của người lao động và  mang dấu ấn đặc trưng của nền văn minh nông nghiệp lúa nước ở vùng đồng bằng châu thổ sông Hồng. 

Báo cáo kiểm kê về di sản: Nghề đan thuyền nan ở Nội Lễ

Biện pháp bảo tồn: Nghề đan thuyền nan ở Nội Lễ

Danh sách nghệ nhân tiêu biểu: Nghề đan thuyền nan ở Nội Lễ

Ảnh: Nghề đan thuyền nan ở Nội Lễ

Phim: Nghề đan thuyền nan ở Nội Lễ

Ghi âm: Nghề đan thuyền nan ở Nội Lễ