1. Phân loại di sản phi vật thể: Nghề thủ công truyền thống.
2. Không gian địa lý: phường Thường Thạnh, quận Cái Răng, thành phố Cần Thơ, Việt Nam.
3. Thời gian: Nghề dệt chiếu được người dân làm quanh năm, tập trung nhiều vào dịp giáp Tết.
4. Cộng đồng chủ nhân di sản: Cư dân phường Thường Thạnh, quận Cái Răng, thành phố Cần Thơ, Việt Nam.
5. Nhận diện di sản:
Chiếu nơi đây còn có tên gọi là chiếu Cái Chanh. Nguyên liệu chính của nghề dệt chiếu là cây lác (cây nước mặn) và cây bố (cây nước ngọt). Lác nước mặn dệt chiếu chắc, bền và đẹp hơn. Tuy nhiên cũng vì làm bằng cỏ lác tự nhiên nên loại chiếu này có nhược điểm dễ bị tác động bởi khí hậu, dễ ẩm mốc, khó giặt, lâu khô. Để dệt nên một tấm chiếu cần phải qua rất nhiều công đoạn phức tạp, đòi hỏi mình tỉ mỉ và lòng yêu nghề. Nhờ ưu điểm vừa bền, gọn, êm, mùa đông ấm, mùa hè mát, giá bán lại rẻ nên chiều Cái Chanh được sử dụng rộng rãi. Chiếu Cái Chanh có nhiều loại và đủ mọi kích cỡ, màu sắc. Trong đó dễ bán nhất là chiếu trơn (làm từ sợi lác trắng tự nhiên không nhuộm màu).
Có thời, nghề dệt chiếu đã đem lại cuộc sống ấm no, sung túc cho nhiều hộ gia đình nơi đây, nên có thời nhà nhà, người người đổ xô làm chiếu. Hiện nay nỗi lo lớn nhất của những người thợ yêu nghề ở đây là diện tích đất trồng lác đang bị thu hẹp để đào vuông nuôi tôm, ao nuôi cá. Đây là một trong những nguyên nhân khiên nghề chiếu cái Chanh mai một dần. Bên cạnh đó, khi những chiếc máy dệt được đưa vào sản xuất, thay thế những khung dệt truyền thống thì nét đẹp làng nghề dệt chiếu Cái Chanh ít nhiều phai nhạt. Tuy nhiên, việc chuyển hướng, áp dụng cơ giới hóa vào làng nghề truyền thống đã góp phần đưa làng nghề từ chỗ có nguy cơ bị mai một, trở thành nghề có tiềm năng mang lại thu nhập ổn định cho nhiều lao động địa phương.