1. Phân loại di sản phi vật thể: Nghề thủ công truyền thống
2. Không gian địa lý: Phổ biến ở một số buôn làng người Ê Đê ở Đắk LắK, như buôn Lê A, thôn Cọ Thung (thành phố Ban Mê Thuột), buôn Đôn (huyện Buôn Đôn) tỉnh Đắk Lắk.
3. Thời gian tổ chức: Sau mỗi mùa nương rẫy, lúc nông nhàn, phụ nữ Ê Đê thường tiến hành công việc dệt thổ cẩm.
4. Cộng đồng chủ nhân di sản: Cộng đồng dân tộc Ê Đê, một dân tộc thiểu số sinh sống miền trung cao nguyên Việt Nam
5. Nhận diện di sản
Dệt thổ cẩm là một nghề thủ công truyền thống, có từ lâu đời của công đồng dân tộc Ê Đê. Thiếu nữ dân tộc Ê Đê nào cũng được bà, mẹ dạy cho cách dệt vải để may váy áo cho mình và gia đình. Ngoài việc dệt những sản phẩm thông thường dùng trong gia đình, chị em còn sản xuất ra nhiều loại sản phẩm đẹp, có chất lượng cao như túi xách, khăn trải bàn, tấm nệm, vải trang trí dùng trong các nhà hàng, khách sạn…
Sợi bông của cây Blang là nguyên liệu chính để dệt vải (người Kinh gọi à cây bông gòn). Cây Blang được trồng ở nhiều nơi: nương rẫy, vườn nhà, ven rừng. Việc dù sợi bông để dệt thổ cẩm của người đã đi vào văn thơ. Trong Trường ca Đam San có những đoạn miêu tả, ngợi ca loại cây này. Đến mùa bông chín, người Ê Đê thu hoạch về nhà và bắt đầu nhặt bông, cán bông, lăn con cúi, kéo sợi và nhuộm màu cho sợi từ những loại cây có sẵn ở vùng đất này. Vải của người Ê Đê có bốn màu chủ đạo: đỏ chàm, vàng nghệ, chàm và xanh. Những hoa văn trên sản phẩm dệt thổ cẩm đặc trưng riêng cho từng dân tộc, cho mỗi vùng dân cư ở địa phương, lấy cảm hứng từ thiên nhiên, cuộc
Dệt thổ cẩm không những là một trong những nghề truyền thống mang bản sắc văn hóa tộc người Ê Đê mà còn tạo được nhiều công ăn việc làm cho người dân tại chỗ.Tỉnh Đắk Lắk đã tạo điều kiện cho bà con dân tộc khôi phục lại các khung dệt và khuyến khích họ sử dụng các đồ dùng làm bằng hàng dệt thổ cẩm địa phương. Các huyện, thành phố trong tỉnh đã tập hợp những nghệ nhân, những chị em giỏi nghề dệt thổ cẩm để truyền dạy cho lớp trẻ trong các buôn, làng.