kiemkedisan.d.webcom.vn
Viện Văn hóa Nghệ thuật quốc gia Việt Nam

DANH MỤC KIỂM KÊ

DI SẢN VĂN HÓA PHI VẬT THỂ

  • Dân ca Quan họ Bắc Ninh

    Dân ca Quan họ Bắc Ninh là kết quả của sự sáng tạo ngẫu hứng, ứng tác thông qua hát ...

  • Tín ngưỡng thờ mẫu Tam Phủ của người Việt

    Trên nền tảng của tín ngưỡng thờ nữ thần, Tín ngưỡng thờ Mẫu tam phủ, một hình thức thờ cúng người mẹ hóa thân ...

  • Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương ở Phú Thọ

    Thờ cúng Hùng Vương là nghi lễ dân gian mang tính quốc gia ở Việt Nam ...

  • Dân ca Ví – Giặm Nghệ Tĩnh

    Dân ca Ví, Giặm chiếm vị trí quan trọng trong đời sống văn hóa, tinh thần của người Nghệ Tĩnh ...

  • Current
  • kiemkedisan.d.webcom.vn
  • kiemkedisan.d.webcom.vn
  • kiemkedisan.d.webcom.vn
  • kiemkedisan.d.webcom.vn

Nghề gốm Bát Tràng

1. Phân loại di sản: Nghề thủ công truyền thống

2. Không gian địa lý: Nghề gốm Bát Tràng thuộc làng Bát Tràng, xã Bát Tràng, huyện Gia Lâm, Thành phố Hà Nội, nơi trước đây có nhiều đất sét trắng một nguồn nguyên liệu quan trọng và thích hợp để sản xuất đồ gốm.

3. Chủ nhân di sản: Người Việt ở làng Bát Tràng, xã Bát Tràng, huyện Gia Lâm, Hà Nội ai cũng biết làm gốm: từ phụ nữ đến nam giới, từ người già đến trẻ em đều tham gia thực hành làng gốm.

4. Thời gian tổ chức: Làm gốm là công việc được người dân Bát Tràng gắn bó thực hành thường ngày và duy trì đều dặn trong cả năm.

5. Nhận diện di sản:

Nghề gốm Bát Tràng đã xuất hiện từ sớm trong lịch sử của các triều đại Phong kiến Việt Nam, từ thế kỷ XV dưới thời Trần Bát Tràng đã trở thành một trung tâm gốm nổi tiếng ở nước ta. Những dòng sản phẩm gốm của Bát Tràng được sản xuất ra đã mang tính cá biệt về phong cách của mỗi nghệ nhân, đặc trưng riêng của làng nghề và phản ánh được quan niệm thẩm mỹ, bản sắc văn hóa của người dân Bát Tràng.

Để làm ra một sản phẩm gốm, người thợ gốm Bát Tràng đã phải trải qua rất nhiều công đoạn từ: Chọn, xử lý và pha chết đất, tạo dáng, tạo hoa văn, phủ men và cuối cùng là nung sản phẩm. Theo kinh nghiệm truyền đời của người dân làng gốm Bát Tràng mỗi sản phẩm là sự kết hợp của các yếu tố: Đất, men, lửa và có mối quan hệ mật thiết với nhau: “Đất là xương, men là da, ngọn lửa là tinh thần”.

Đồ gốm ở Bát Tràng là sự kết giao giữa phương pháp thủ công tinh xảo với sự sáng tạo nghệ thuật. Người thợ giỏi, đặc biệt là nghệ nhân có thể tự do sáng tạo ngay trong quá trình tạo tác sản phẩm. Công đoạn tạo cốt gốm và tạo dáng sản phẩm đều được làm bằng tay cùng với việc sử dụng các loại men khai thác theo kinh nghiệm được truyền từ nhiều đời nên đồ gốm Bát Tràng thường có đặc trưng riêng là: cốt đầy, chắc và khá nặng, lớp men trắng thường ngả màu ngà và đục.  Bát Tràng cũng nổi tiếng với những dòng Men đặc trưng: Từ loại men ngọc, nâu, trắng cho đến men rạn với cốt gốm xốp có màu xám nâu.

Mỗi sản phẩm gốm ra đời dưới sự kết tinh của nhiều yếu tố: Sự lao động cần cù sáng tạo của con người, môi trường tự nhiên, quan niệm về cái đẹp của tộc người, các kỹ thuật truyền thống lâu đời. Chính vì vậy, nghề gốm ở Bát Tràng trong chỉ đơn thuần là hoạt động kinh tế mà nó còn là hoạt động văn hóa. 

Báo cáo kiểm kê về di sản: Nghề gốm Bát Tràng

Biện pháp bảo tồn: Nghề gốm Bát Tràng

Danh sách nghệ nhân tiêu biểu: Nghề gốm Bát Tràng

Ảnh: Nghề gốm Bát Tràng

 

 

Phim: Nghề gốm Bát Tràng

Ghi âm: Nghề gốm Bát Tràng