1. Phân loại di sản phi vật thể: Nghề thủ công truyền thống
2. Không gian địa lý: Làng rèn truyền thống Lộc Trát nay thuộc ấp Tân Lộc, xã Gia Lộc, huyện Trảng Bàng, tỉnh Tây Ninh.
3. Thời gian: Nghề rèn được người dân Lộc Trát làm quanh năm, đặc biệt lúc nông nhàn, sau mỗi vụ mùa.
4. Cộng đồng chủ nhân di sản: Người dân ấp Lộc Trác, này là ấp Tân Lộc, xã Gia Lộc, huyện Trảng Bàng, tỉnh Tây Ninh.
5. Nhận diện di sản: Làng nghề lò rèn ấp Lộc Trác, xã Gia Lộc, huyện Trảng Bàng, tỉnh Tây Ninh, hình thành từ hàng trăm năm và tồn tại đến ngày nay. Nghề rèn nơi đây chỉ có thể làm chiều tối hoặc nửa đêm về sáng, vì ban ngày nóng bức không làm được. Người Lộc Trác có câu “lửa củi bỏng tay, còng lưng quai búa” là để miêu tả nghề rèn. Thường mỗi lò chỉ cần một thợ chính và một phụ đập để rèn sản phẩm. Một điểm đặc biệt của rèn Lộc Trát là các tay búa phần lớn là phụ nữ. Công việc nặng nhọc với đàn bà con gái nhưng phụ nữ xóm rèn vẫn nhẫn nại làm nghề hàng chục năm qua. Ở xóm Lò Rèn ấp Lộc Trát này, hiện tại số phụ nữ làm nghề rèn chiếm hơn 1/3 số thợ làm nghề tại đây. Có người là thợ chính, có người là thợ phụ, có người chỉ làm những việc lặt vặt. Thậm chí phụ nữ còn gắn bó với cái nghề nặng nhọc này lâu hơn cả đàn ông.
Các lò rèn ở Lộc Trác có truyền thống làm sản phẩm chuyên biệt. Lò chuyên làm cuốc, lò chuyên làm liềm, lò chuyên làm dao, lưỡi cày… Có những lò rèn làm nhiều thứ, nhưng trong đó vẫn có sản phẩm chủ lực, những sản phẩm khác chỉ là phụ. Khoảng gần 10 năm trở lại đây, do nhu cầu tiêu thụ sản phẩm làm thủ công từ làng rèn giảm mạnh nên còn rất ít lò chuyên làm dao, rựa. Hầu hết những lò rèn còn hoạt động chủ yếu làm lưỡi cuốc, lưỡi liềm, xẻng. Trước đây, khi công cụ sản xuất nông nghiệp còn thô sơ, lạc hậu, nghề rèn phát triển cực thịnh. Lúc đó ở ấp Lộc Trác gần như nhà nhà có lò rèn, người người tham gia làm nghề rèn. Ngày nay, sản phẩm rèn ngày càng khó có đầu ra, Trước đây cả ô trên 400 hộ dân làm nghề rèn nay chỉ còn chưa được 50 hộ.