kiemkedisan.d.webcom.vn
Viện Văn hóa Nghệ thuật quốc gia Việt Nam

DANH MỤC KIỂM KÊ

DI SẢN VĂN HÓA PHI VẬT THỂ

  • Dân ca Quan họ Bắc Ninh

    Dân ca Quan họ Bắc Ninh là kết quả của sự sáng tạo ngẫu hứng, ứng tác thông qua hát ...

  • Tín ngưỡng thờ mẫu Tam Phủ của người Việt

    Trên nền tảng của tín ngưỡng thờ nữ thần, Tín ngưỡng thờ Mẫu tam phủ, một hình thức thờ cúng người mẹ hóa thân ...

  • Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương ở Phú Thọ

    Thờ cúng Hùng Vương là nghi lễ dân gian mang tính quốc gia ở Việt Nam ...

  • Dân ca Ví – Giặm Nghệ Tĩnh

    Dân ca Ví, Giặm chiếm vị trí quan trọng trong đời sống văn hóa, tinh thần của người Nghệ Tĩnh ...

  • Current
  • kiemkedisan.d.webcom.vn
  • kiemkedisan.d.webcom.vn
  • kiemkedisan.d.webcom.vn
  • kiemkedisan.d.webcom.vn

Nghệ thuật kiểng cổ Tiền Giang

1. Phân loại di sản phi vật thể: Nghề thủ công truyền thống.

2. Không gian địa lý: Tập trung tại các địa bàn: thị xã Gò Công, huyện Châu Thành, huyện cái Bè, huyện Chợ Gạo, Gò Công Tây, Gò Công Đông (tỉnh Tiền Giang, Việt Nam).

3. Thời gian: Nghề kiểng cổ được người dân Tiền Giang làm quanh năm, tập trung nhiều vào dịp giáp Tết.

4. Cộng đồng chủ nhân di sản: Cư dân một số huyện thuộc tỉnh Tiền Giang, Việt Nam.

5. Nhận diện di sản: Kiểng cổ là một trong những loại hình nghệ thuật dân gian đặc trưng và độc đáo ở Tiền Giang. Xuất phát điểm của nghệ thuật kiểng cổ chính là thú chơi tao nhã vào thời gian nhàn rỗi người dân, dần trở thành một loại hình văn hóa dân gian, phản ánh nhận thức thẩm mỹ và nhân sinh quan của con người đương thời. Uốn tỉa cây tự nhiên thành các dáng thế và đặt cho chúng những tên gọi hàm chứa ý nghĩa chính là quá trình sáng tạo nghệ thuật của các nghệ nhân Với những nhà kinh doanh hoa kiểng ở Tiền Giang thì kiểng cổ dùng để chỉ các cây kiểng của Nam bộ được tạo dáng theo phương pháp truyền thống. Từ kiểng cổ được sử dụng để phân biệt với bonsai (một loại kiểng thu nhỏ, trồng trong khay hoặc chậu) và các loại cây cảnh du nhập từ nước ngoài, xuất hiện khá nhiều ở các cơ sở kinh doanh hoa kiểng hiện nay..

Kiểng cổ Tiền Giang có hai trường phái nghệ thuật: Phía Đông Tiền Giang, tiêu biểu là vùng Gò Công với trường phái kiểng cổ lưỡng diện; phía Tây Tiền Giang, tiêu biểu là vùng Ba Dừa với trường phái kiểng cổ tứ diện. Lưỡng diện là loại kiểng nhìn được ở hai mặt: trước và sau của cây kiểng. Tứ diện là loại kiểng người ta có thể nhìn ngắm trong không gian 3 chiều

Vùng đất Tiền Giang có số lượng nghệ nhân chơi kiểng cổ và các sân kiểng, vườn kiểng rất nhiều. Thậm chí nhiều gia đình không khá giả cũng vẫn đặt vài ba chậu kiểng chưng bày trên sân nhà. Không ít gia đình đã xem các gốc kiểng cổ như là vật gia bảo, ra sức chăm sóc, gìn giữ.

 

 


 


 



 

 

 

 

Báo cáo kiểm kê về di sản: Nghệ thuật kiểng cổ Tiền Giang

Biện pháp bảo tồn: Nghệ thuật kiểng cổ Tiền Giang

Danh sách nghệ nhân tiêu biểu: Nghệ thuật kiểng cổ Tiền Giang

Ảnh: Nghệ thuật kiểng cổ Tiền Giang

Phim: Nghệ thuật kiểng cổ Tiền Giang

Ghi âm: Nghệ thuật kiểng cổ Tiền Giang