kiemkedisan.d.webcom.vn
Viện Văn hóa Nghệ thuật quốc gia Việt Nam

DANH MỤC KIỂM KÊ

DI SẢN VĂN HÓA PHI VẬT THỂ

  • Dân ca Quan họ Bắc Ninh

    Dân ca Quan họ Bắc Ninh là kết quả của sự sáng tạo ngẫu hứng, ứng tác thông qua hát ...

  • Tín ngưỡng thờ mẫu Tam Phủ của người Việt

    Trên nền tảng của tín ngưỡng thờ nữ thần, Tín ngưỡng thờ Mẫu tam phủ, một hình thức thờ cúng người mẹ hóa thân ...

  • Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương ở Phú Thọ

    Thờ cúng Hùng Vương là nghi lễ dân gian mang tính quốc gia ở Việt Nam ...

  • Dân ca Ví – Giặm Nghệ Tĩnh

    Dân ca Ví, Giặm chiếm vị trí quan trọng trong đời sống văn hóa, tinh thần của người Nghệ Tĩnh ...

  • Current
  • kiemkedisan.d.webcom.vn
  • kiemkedisan.d.webcom.vn
  • kiemkedisan.d.webcom.vn
  • kiemkedisan.d.webcom.vn

Sử thi Tây Nguyên

Loại hình: Ngữ văn dân gian

Không gian địa lý: Diễn ra ở Nam Trung Bộ và tỉnh Tây Nguyên từ tỉnh Kon Tum, Gia Lai, Đắk Lắc, Đắk Nông cho đến Lâm Đồng.

Thời gian tổ chức: Nghệ nhân hát kể Sử thi tại nhà, ở chòi rẫy trên nương. Sử Thi thường được hát - kể vào những đêm nông nhàn sau mùa làm rẫy và vào những dịp lễ hội trong năm, hoặc được hát kể trong lúc nghỉ ngơi trên rẫy sau những ngày lao động vất vả. Diễn xướng Sử Thi thường được thực hiện nhiều hơn sau các lễ thức gia đình như đám cưới, lễ bỏ mả, hay trong những nghi lễ cộng đồng.

Cộng đồng chủ nhân di sản: Là người Ba Na, Mnông, Ê Đê, Xơ Đăng, RaGlai, Chăm

Nhận diện di sản: Sử thi Tây Nguyên ra đời và tồn tại như một mắt xích quan trọng của cuộc sống của các dân tộc Tây Nguyên. Chủ thể của của những tác phẩm Sử Thi là người nông dân các dân tộc Ba Na, Mnông, Ê Đê, Xơ Đăng, RaGlai, Chăm, canh tác độc canh lúa trên nương rẫy, trong vùng rừng rậm nhiệt đới, hoàn toàn phụ thuộc vào thiên nhiên. Sử Thi ra đời từ xã hội của chế độ công xã nông thôn thời kì đầu, nhưng bảo lưu rất nhiều dấu vết của xã hội nguyên thủy. Sử Thi mang màu sắc tín ngưỡng vạn vật hữu linh. Trong câu chuyện Sử Thi có mối quan hệ liền mạch giữa thế giới con cháu đang sống và cha ông đã chết, giữa quá khứ với hiện tại, giữa thế giới hữu hình và vô hình với quan niệm đó là hai nửa của một cộng đồng làng. Sử Thi gắn liền với tên tuổi những anh hùng thần thoại, những anh hùng của buôn làng Tây Nguyên từng được bao thế hệ ngưỡng vọng như Diông, Dư, Dăm Noi, Dăm Săn, Dăm Tiông, Xing Nhã, Lêng, Tiăng, Dăm Duông... Điều thú vị và hấp dẫn ở Sử thi là những giá trị lịch sử, giá trị văn hoá của nó với những cứ liệu lịch sử đầy thuyết phục về một giai đoạn lịch sử của dân tộc. Sử Thi hình thành trong hoàn cảnh xã hội ban đầu là từng plei chật hẹp sau đó trong quá trình phát triển xã hội, hình thức plei ít còn phù hợp nữa mà tự bản thân nó cần mở rộng, phát triển bằng cách tập hợp các plei lại với nhau để hình thành liên minh, nhằm thu gom dân cư, lao động và của cải cho các thủ lĩnh. Diễn biến quá trình lịch sử như vậy không thể tránh khỏi những mâu thuẫn gay gắt, dẫn đến những hình thức tranh chấp giữa các plei và giữa các thủ lĩnh. Đó có thể là điều kiện lịch sử xã hội để Sử Thi ra đời nhằm phản ánh cuộc sống và ước mơ chinh phục tự nhiên của con người và phản ánh những cuộc chiến tranh của những người anh hùng. Sự hình thành và thực hành Sử Thi trải qua một qúa trình lâu dài, mà trong đó công đầu tiên và lớn nhất phải kể đến hoạt động sáng tạo của các nghệ nhân hát – kể Sử Thi. Họ là người am hiểu sâu sắc về cộng đồng, văn hóa của dân tộc mình và có trí nhớ tuyệt vời để hát kể những câu chuyện sử thi kéo dài nhiều đêm. Trong quá trình hát kể sử thi, họ đã vận dụng và sáng tạo nên những câu chuyện về người anh hùng, về văn hóa, đời sống xã hội của cộng đồng, dân tộc. Sử Thi thường được chia thành nhiều khúc, đoạn, mỗi khúc đoạn như vậy mô tả về một sự kiện, thậm chí một nhân vật, một hiện tượng văn hóa. Chúng hợp lại thành một sử thi hoàn chỉnh, nhưng cũng có thể tách rời, giữ vị trí tương đối độc lập. Nội dung cơ bản xuyên suốt trong mỗi tác phẩm Sử Thi bao gồm 3 nhiệm vụ của người anh hùng là lấy vợ, lao động và đánh giặc, trong đó đánh giặc là nhiệm vụ trung tâm. Sử Thi  phản ánh những kinh nghiệm của cộng đồng tộc người Tây Nguyên về văn hóa xã hội như thiết chế và quan hệ xã hội, dòng họ, hôn nhân, gia đình, phong tục tập quán trong chu kỳ đời người. Sử Thi là kho tàng dân gian về  buôn làng, nhà cửa, trang phục, ẩm thực, nhạc cụ, phương tiện vận chuyển, vũ khí, là văn hóa tinh thần như quan niệm về thế giới, tín ngưỡng đa thần, lễ hội, nghệ thuật dân gian, và là kinh nghiệm quản lí cộng đồng đó là luật tục. Sử Thi còn chứa đựng nhiều tri thức bản địa phong phú của các tộc người Tây Nguyên về hoạt động mưu sinh, kĩ thuật phát rừng, đốt rẫy, trỉa lúa, xen canh các loại rau quả, bên cạnh cây lương thực chính, làm cỏ, bảo vệ rẫy, thu hoạch.

Sử Thi thuộc thể loại ngữ văn truyền miệng, truyền từ đời này sang đời khác, vùng này sang vùng khác. Đây là cách gọi và cách phân loại truyền thống. Thực tế, Sử Thi có thể được gọi là loại hình diễn xướng bằng hình thức hát kể, trong đó nghệ nhân đóng một vai trò quan trọng trong việc hình thành, lưu truyền, và truyền dạy sử thi.  Một buổi hát kể sử thi cũng còn phải kể đến người thưởng thức, bối cảnh diễn xướng trong không gian gắn liền với văn hóa của cộng đồng như trong nhà rông, trên nhà rẫy.  Mỗi một nghệ nhân hát kể lại thêm thắt, sáng tạo và tái tạo theo tư duy và khả năng riêng của mình tạo nên một dị bản Sử Thi, dựa vào những mẫu hình ngôn từ và chủ đề truyền thống chính của cốt truyện sử thi. Sử Thi được lưu truyền theo phương thức truyền miệng dân gian giữa người dạy và người học thông qua hình thức diễn xướng hát - kể. Khi nghệ nhân hát kể cho cộng đồng nghe, người có trí nhớ tốt và có ý thức học Sử Thi thuộc dần từng đoạn, từng câu chuyện trong sử thi. Nếu người có ý thức học Sử Thi lại sống trong gia đình có nghệ nhân hát kể Sử Thi thì công việc thuận lợi hơn nhiều. Thực tế  cho thấy có hai con đường hình thành nghệ nhân: một là liên quan đến huyết thống – cha ông truyền con cháu nối và hai là con đường ngoài huyết thống, tức tự học (một cách ngẫu nhiên) từ những người xung quanh, có khi ở khá xa nhau. Điểm chung của những nghệ nhân là những người có khả năng hát kể, có trí nhớ và khi được nghe nhiều, sử thi đã “ngấm” vào mình và bắt đầu tham gia hát kể cho mình, cho cộng đồng. Và cứ như vậy, sử thi đã được hình thành, được diễn xướng và lưu truyền từ đời này sang đời khác bằng những lời hát kể của các nghệ nhân, những “báu vật sống” giữ gìn lịch sử, văn hóa của cộng đồng.

 

Báo cáo kiểm kê về di sản: Sử thi Tây Nguyên

Biện pháp bảo tồn: Sử thi Tây Nguyên

Ngày nay, các dân tộc Tây Nguyên đã trồng các cây công nghiệp và có quá trình sinh trưởng, canh tác hoàn toàn khác với cây lúa rẫy xưa. Mối quan hệ của họ với thiên nhiên đang dần bị giải thiêng, ranh giới giữa cõi sống và cõi chết, giữa quá khứ và hiện tại, giữa cha ông và con cháu ngày càng rõ nét. Niềm tin vào sự hiện hữu của các anh hùng và những chiến công của họ ngày càng phai nhạt. Nghệ nhân ngày càng ít đi và nếu có thì cũng không có cơ hội hát kể. Vì thế Sử Thi và sinh hoạt sử thi dần dần mất đi môi trường vốn có của mình. Tuy nhiên, những hình tượng kì vĩ của những anh hùng và cuộc sống trong sử thi không hoàn toàn mất hẳn, ngược lại vẫn gần gũi trong chừng mực với lớp trẻ đồng bào các dân tộc Tây Nguyên, tựa như ngày nay plei/làng/bon vẫn hăng say múa xoang, đánh cồng chiêng, tham gia lễ hội đâm trâu hay bỏ mả. Đó là những cơ sở để cho chúng ta có thể phục hồi sinh hoạt Sử Thi.

           Sử Thi là một loại hình diễn xướng dân gian quan trọng trong hệ thống văn hóa dân tộc Tây Nguyên và có giá trị nhiều mặt, vậy chúng ta cần phải bảo tồn và phát huy nó như thế nào trong đời sống xã hội hiện nay và mai sau, chúng tôi có một số kiến nghị một biện pháp bảo vệ sau:

1. Việc cần kíp lúc này trong việc bảo tồn Sử Thi theo chúng tôi không có cách nào khác là cần chuyển nội dung các bộ Sử Thi từ sách qua băng, đĩa phát phát trên các đài truyền thanh cho người đồng bào nghe thường xuyên.

2. Biên tập Sử Thi thành các cuốn sách mỏng song ngữ Việt - tiếng đồng bào chuyển vào thư viện trường học dân tộc nội trú nơi có con em đồng bào theo học hoặc phát cho người đồng bào Tây Nguyên. Có thể chuyển Sử Thi thành truyện tranh, phim hoạt hình là một trong những hình thức hiệu quả để đưa Sử Thi quay lại cùng đồng bào.

3. Chọn một số plei/làng/bon còn các nghệ nhân để phục hồi sinh hoạt hát kể Sử Thi. Ngoài ra, cần đưa Sử Thi vào các cuộc liên hoan, dân ca, dân vũ bởi trong dân ca đồng bào có sử dụng hát kể Sử thi.

           4. Ðể thực hiện tốt việc bảo tồn, phát huy Sử Thi của đồng bào Tây Nguyên trước hết, cần sự quan tâm của các cấp chính quyền địa phương. Tạo điều kiện thuận lợi cho văn hóa truyền thống tồn tại và phát triển trong đời sống xã hội hiện nay bằng việc phát triển kinh tế-xã hội, xóa đói, giảm nghèo, nâng cao đời sống... Bên cạnh đó nhà nước cần có chính sách đãi ngộ cho nghê nhân để đồng bào có điều kiện giữ gìn, tham gia, phục hồi các giá trị văn hóa truyền thống.

5. Trước mắt, công tác bảo tồn và phát huy di sản sử thi Tây Nguyên dù muộn, song cần thiết phải tiến hành dù là công việc mang tính chữa cháy. Cần khuyến khích nghệ nhân truyền dạy sử thi cho con em mình và quan trọng nhất là tác động đến nhận thức của nhân dân để họ hiểu rằng vấn đề bảo tồn và phát huy di sản mỗi tộc người là công việc của chính họ và họ là lực lượng chủ động. Việc hỗ trợ của nhà nước và các tổ chức khác chỉ mang tình nhất thời.

6. Đảng, Nhà nước, các cấp chính quyền địa phương, các ban ngành đoàn thể cần có những chính sách phù hợp, quan tâm đúng mức thì việc sưu tầm, gìn giữ, phát huy các giá trị Sử Thi Tây Nguyên. Quan tâm đến lực lượng nghệ nhân, già làng, trưởng bản để khai thác vốn tài liệu về Sử Thi truyền thống từ đời này sang đời khác. Chính quyền các cấp và các bộ, ngành liên quan hỗ trợ xây dựng các dự án đào tạo, bồi dưỡng nâng cao nhận thức và hiểu biết của đồng bào, từ đó thu hút được đông đảo các tầng lớp nhân dân bảo tồn và phát huy giá trị của Sử Thi để di sản văn hóa quý báu này bị mai một.

Danh sách nghệ nhân tiêu biểu: Sử thi Tây Nguyên

Danh sách nghệ nhân hát kể Sử thi của dân tộc Ba Na số liệu năm 2013

 

 

TT

Nghệ nhân

Địa chỉ (làng, xã, huyện)

1

Wǔt

Làng Piơng, xã ADơk, huyện Đắk Đoa

2

Nhưr

Làng Bung, xã Ya Hội, huyện Đak Pơ

3

Đinh Tim

Làng Kliết, xã Ya Hội, huyện Đak Pơ

4

Đinh Nương

Làng Klah, xã Yang Bắc, huyện Đak Pơ

5

Đinh Srăng

Làng Đê Bar, xã Tơ Tung, huyện Kbang

6

Đinh Ngát

Làng Hợp, thị trấn Kbang, huyện K’Bang

7

Đinh Thị Pêl

Làng Nhang Lớn, xã Đak Kơning, huyện Kông Chro

8

Đinh Anhưr

Làng Klăh, xã Chư Glong, huyện Kông Chro

9

Đinh Roi

Làng Kuel, xã Sơró, huyện Kông Chro

10

Đinh Hong

Làng Kuel, xã Sơró, huyện Kông Chro

11

Đinh Ter

Làng Sơró, xã Sơró, huyện Kông Chro

12

Đinh GLơnh

Làng Tbưng, xã Đak Pling, huyện Kông Chro

13

Đinh Thị Hong

Làng Brang, xã Đak Pling, huyện Kông Chro

14

Đinh Văn Hoh

Làng Mèo Lớn, xã Đak Pling, huyện Kông Chro

15

Đinh Hêh

Làng Bla, xã Đak Sông, huyện Kông Chro

16

Đinh Thị Chrớch

Làng Kúc Mối, xã Đak Bơpho, huyện Kông Chro

17

Đinh Ven

Làng Brư, xã Chư Glong, huyện Kông Chro

18

Đinh Rung

Làng Châu, xã Chư Krei, huyện Kông Chro

19

Đinh Plan

Làng Tơnung 1, xã YaMa, huyện Kông Chro

20

Đinh Trim

Làng Hơn, xã Yama, huyện Kông Chro

21

Đinh Beng

Làng Hơn, xã Yama, huyện Kông Chro

22

Đinh Blơnh

Làng Hơn, xã Yama, huyện Kông Chro

22

Đinh Jram

Làng Kgiang, xã Kông Lơng Khơng, huyện K’Bang

24

Đinh Đuôi

Làng Groi I, xã Ya Hội, huyện Đak Pơ

25

Đinh Ye

Làng Groi II, xã Ya Hội, huyện Đak Pơ

26

Đinh Mưn

Làng Bung, xã Ya Hội, huyện Đak Pơ

27

Grưch

Làng Biă Til 2, xã A Dơk, huyện Đắc Đoa

28

Đinh Ngốp

Làng Mơhtôn, xã Kông Lơng Khơng, huyện Kbang

29

Đinh Hay

Làng Đầm, xã Tơ Tung, huyện Kbang

30

Đinh Hoắt

Làng Bôn, xã Lơ Ku, huyện Kbang

 

 

 

Danh sách nghệ nhân hát kể Sử thi của dân tộc Mnông số liệu năm 2013

 

STT

Họ và tên

Dân tộc

Năm sinh

Địa chỉ

1

Thị GLông

Mnông

1936

Bon Bu Mblanh B, xã Đăk R’Tih, huyện Tuy Đức

2

Điểu M’Brứt

Mnông

Bon Bu Đách, xã Đăk R’Tih, huyện Tuy Đức

3

Thị Đao

Mnông

1943

Bon Bu Prâng 1, xã Quảng Trực, huyện Tuy Đức

4

Điểu Kơl

Mnông

1921

Bon Bu Krăk, xã Quảng Trực, huyện Tuy Đức

5

H’Hem

Mnông

1922

Bon Yun Yuh, xã Đức Minh, huyện Đăk Mil

6

Điểu Klứt

Mnông nâr

1933

Bon Bu Prâng, xã Đăk N’drung, huyện Đăk Song

7

Thị Mai

Mnông nâr

1974

Bon Bu Prâng, xã Đăk Ndrung, huyện Đăk Song

8

H’Djrang

Mnông preh

1948

Bon Bu Sir, xã Quảng Sơn, huyện Đăk G’Long

9

Y’Sê

Mnông Preh

1953

Bon Jun yah, xã Đức Minh, huyện Đăk Mil

10

Y’Thi

Mnông

1940

Bon Ja Rá, xã Nâm Nung, huyện Krông Nô

11

Y Kai

Mnông Preh

1941

Bon Yun Yuh, xã Đức Minh, huyện Đăk Mil

12

Điểu Klung

Mnông nâr

1943

Nguyên quán xã Quảng Trực, huyện Tuy Đức

 

Ảnh: Sử thi Tây Nguyên

Phim: Sử thi Tây Nguyên

Ghi âm: Sử thi Tây Nguyên