kiemkedisan.d.webcom.vn
Viện Văn hóa Nghệ thuật quốc gia Việt Nam

DANH MỤC KIỂM KÊ

DI SẢN VĂN HÓA PHI VẬT THỂ

  • Dân ca Quan họ Bắc Ninh

    Dân ca Quan họ Bắc Ninh là kết quả của sự sáng tạo ngẫu hứng, ứng tác thông qua hát ...

  • Tín ngưỡng thờ mẫu Tam Phủ của người Việt

    Trên nền tảng của tín ngưỡng thờ nữ thần, Tín ngưỡng thờ Mẫu tam phủ, một hình thức thờ cúng người mẹ hóa thân ...

  • Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương ở Phú Thọ

    Thờ cúng Hùng Vương là nghi lễ dân gian mang tính quốc gia ở Việt Nam ...

  • Dân ca Ví – Giặm Nghệ Tĩnh

    Dân ca Ví, Giặm chiếm vị trí quan trọng trong đời sống văn hóa, tinh thần của người Nghệ Tĩnh ...

  • Current
  • kiemkedisan.d.webcom.vn
  • kiemkedisan.d.webcom.vn
  • kiemkedisan.d.webcom.vn
  • kiemkedisan.d.webcom.vn

Tục chơi pháo đất

Loại hình: Trò chơi dân gian

Không gian địa lý: Vùng Châu thổ Bắc bộ (các tỉnh Hải Phòng, Thái Bình, Hải Dương)

Thời gian tổ chức: Trong những ngày hội làng

Chủ nhân của di sản: Người nông dân các tỉnh Hải Phòng, Thái Bình, Hải Dương.

Nhận diện di sản: Vào những ngày đầu xuân, ở Thái Bình có rất nhiều làng quê có hội thi Pháo đất giữa các làng với nhau. Hội thi Pháo đất là một phong tục cổ truyền có nguồn gốc từ thời nhà Trần. Hội thi Pháo đất có ở nhiều nơi trên đất Thái Bình nhưng nổi tiếng có thể kể như ở hội Đền Lạng, xã Song Lãng, huyện Vũ Thư hay xã Phú Lương, huyện Đông Hưng, huyện Quỳnh Phụ. Pháo đất được nặn từ loại đất dẻo theo nhiều cách thức, hình dạng khác nhau. Nguyên lý chung là tạo thành một chiếc bình rỗng giữa, kín bốn xung quanh, chỉ để hở một phần, gọi là miệng. Khi quật pháo xuống đất theo chiều miệng úp xuống dưới thì bên trong pháo bị nén. Khi bị nén căng, khí trong pháo sẽ phá thủng một lỗ để thoát ra ngoài. Đất làm pháo phải dẻo, không lẫn sỏi cát, dùng chày giã kỹ cho đất quánh lại như keo, nhuyễn như bột mì, mịn ánh như sáp, rồi nặn thành pháo. Quả pháo được nặn từ đất nặng từ 30 - 50kg, hình bầu dục, thành dầy đều, đủ cứng để khi vác đi thi không bị vỡ. Miệng pháo phải phẳng để khi úp xuống mặt đất sẽ khít tạo áp lực không khí lớn hơn. Đáy pháo phải mỏng đều để khi vỡ sẽ phát tiếng kêu to, lỗ vỡ lớn. Luật chơi pháo đất rất đơn giản, những người chơi sẽ được chia những phần đất đều nhau để làm quả pháo đất của mình. Những người chơi sẽ lần lượt cho pháo nổ, pháo của ai nổ to được coi là thắng cuộc. Ở các cuộc thi, pháo đất ngoài nổ to phải kèm theo yêu cầu vết phá ở đáy pháo càng rộng càng tốt hoặc vành pháo sau khi nổ phải tách rời ra và nằm vắt ngang thân mà không bị đứt đoạn. Pháo đất cũng có thể chia nhiều người chơi thành hai phe và cử đại diện cho pháo nổ. Trong ngày hội thi có tổ chức trình làng, lễ tổ. Sau khi trống bắt đầu gióng lên, những chàng trai được cử mang pháo tiến ra sân đình, mình trần vận khố, đi đứng vững vàng. Nếu pháo to, nặng có thể phải cần hai người khiêng ra. Pháo càng nâng cao đập xuống càng mạnh tiếng nổ càng to, lỗ thủng càng lớn. Trọng tài đo khoảng cách lỗ thủng để chấm giải. Bà con làng xóm đứng vây quanh bãi thi reo hò vang trời khi làng mình thắng cuộc, giật giải. Là loại hình trò chơi dân gian bắt nguồn từ cuộc sống lao động của cư dân lúa nước vùng châu thổ Bắc Bộ, tục chơi pháo đất ngày nay vẫn được lưu giữ và bảo tồn trong các làng quê.

Báo cáo kiểm kê về di sản: Tục chơi pháo đất

Biện pháp bảo tồn: Tục chơi pháo đất

Danh sách nghệ nhân tiêu biểu: Tục chơi pháo đất

Ảnh: Tục chơi pháo đất

Phim: Tục chơi pháo đất

Ghi âm: Tục chơi pháo đất