kiemkedisan.d.webcom.vn
Viện Văn hóa Nghệ thuật quốc gia Việt Nam

DANH MỤC KIỂM KÊ

DI SẢN VĂN HÓA PHI VẬT THỂ

  • Dân ca Quan họ Bắc Ninh

    Dân ca Quan họ Bắc Ninh là kết quả của sự sáng tạo ngẫu hứng, ứng tác thông qua hát ...

  • Tín ngưỡng thờ mẫu Tam Phủ của người Việt

    Trên nền tảng của tín ngưỡng thờ nữ thần, Tín ngưỡng thờ Mẫu tam phủ, một hình thức thờ cúng người mẹ hóa thân ...

  • Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương ở Phú Thọ

    Thờ cúng Hùng Vương là nghi lễ dân gian mang tính quốc gia ở Việt Nam ...

  • Dân ca Ví – Giặm Nghệ Tĩnh

    Dân ca Ví, Giặm chiếm vị trí quan trọng trong đời sống văn hóa, tinh thần của người Nghệ Tĩnh ...

  • Current
  • kiemkedisan.d.webcom.vn
  • kiemkedisan.d.webcom.vn
  • kiemkedisan.d.webcom.vn
  • kiemkedisan.d.webcom.vn

Xeh Pang Ả của người Kháng, Lai Châu

1.     Phân loại di sản: Tập quán xã hội, nghi lễ và lễ hội

2.     Không gian địa lý: Địa bàn sinh sống của người Kháng ở các tỉnh miền núi phía Bắc Việt Nam như Lai Châu, Điện Biên, Sơn La…

3.     Thời gian tổ chức: Lễ hội xéh pang ả thường được tổ chức hàng năm vào tháng 11, 12 dương lịch,

4.     Cộng đồng chủ nhân di sản: Cộng đồng người Kháng ở các tỉnh miền núi phía Bắc Việt Nam.

5.     Nhận diện di sản:

Lễ hội xéh pang ả là sinh hoạt văn hóa mang mầu sắc sa man có biến đổi cho phù phợ với hoàn cảnh hiện tại của sinh hoạt văn hóa cộng đồng người Kháng. Xéh có nghĩa là nhảy múa, pang là hội được hiểu là lễ hồn bảo vệ trời đất.

Mỗi pa ả (thầy cúng) thờ hồn bảo vệ cho pa ả và hồn này giúp cho pa ả tìm ra ma ngặt (hồn ma làm cho con người bị ốm đau) đồng thời cúng lễ cho ma ngặt không làm ốm, làm chết những người cuông liệng (con nuôi của thầy pa ả chữa khỏi bệnh).

Lễ hội xéh pang ả cũng chỉ diễn ra trong bốn ngày, hai ngày đầu làm công tác chuẩn bị vào rừng lấy tre, nứa chế tác các đồ vật phục vụ cho lễ hội. Hai ngày tiếp theo là chính thức vào lễ hội.

Đồ cúng và vật hiến sinh gồm một đến ba con lợn tuỳ theo to nhỏ, cá khô sấy, gà do chủ lễ chuẩn bị, các cuông liệng mỗi người chuẩn bị một con gà, hoặc ba con cá, hay thịt sóc, hoặc thịt chuột sấy khô kèm theo một ít xôi nếp.

Ngày thứ nhất người trong nhà cùng con cháu vào rừng lấy các loại vật liệu đủ dùng trong các ngày lễ xéh pang ả diễn ra. Ngày thứ hai mọi người chủ yếu tập trung vào làm cây xăng bờ lóc, làm lại bàn thờ pang ả, làm chóc và các bằng ỏm.

Ngày thứ ba, cũng là ngày chính hội. Từ sáng sớm người ta đã làm thịt các con vật hiến sinh. Chủ lễ pang ả cắt tiết gà ngay tại nơi thờ ma ngặt nha. Người Kháng quan niệm mỗi người có 5 hồn ma, một hồn ở đầu, hai hồn ở hai tay và hai hồn ở hai chân. Đồng bào còn tin có nhiều loại ma như ma nguồn nước, ma đống đất, ma bản, ma nương… mỗi ma làm chủ một vùng. Ngoài ra còn có các loại ma do người chết biến thành như ma nhà tức bố mẹ đã chết, ma người chết trận, ma đàn bà chết vì đẻ khó, ma trẻ con chết yểu…

Xéh pang ả do thầy ả chủ trì và làm tại nhà riêng của mình nhưng lại được coi là lễ hội chung của cả bản. Sau lễ hội xéh pang ả thì cả bản mới bước vào mùa làm nương rẫy. Sau đó pa ả cúng ma trời ở góc sàn ngoài, khấn báo với ma ngặt bản để xin phép được đánh trống và xéh pang. Khấn xong pa ả cho đánh mấy tiếng trống. Tiếng trống vang lên báo hiệu ngày hội được bắt đầu. Mọi người cùng vào vòng xoè theo nhịp điệu chào mời của trống, sau đó trống được đưa vào nhà và ở đây tiếng trống xéh pang ả được đánh liên tục trong những ngày hội.

Xéh Pang Á là một ngày hội lớn, có ý nghĩa quan trọng đối với cộng đồng Kháng. Đây không chỉ là dịp để người dân tạ ơn tổ tiên và những thế lực siêu nhiên đã giúp đỡ họ, cho họ sức khỏe, là dịp để cộng đồng Kháng vui chơi sau những ngày tháng lao động vất vả mà còn là dịp để các cụ già giải tỏa tâm hồn, trẻ em cũng được hòa nhập vào thế giới của người lớn. Còn các lớp thanh niên chưa vợ, chưa chồng tham dự lễ hội vừa để đáp ứng nhu cầu thư giãn vừa để tìm đôi lứa. Như vậy, lễ hội còn mang ý nghĩa to lớn là tái tạo cộng đồng

 

Báo cáo kiểm kê về di sản: Xeh Pang Ả của người Kháng, Lai Châu

Biện pháp bảo tồn: Xeh Pang Ả của người Kháng, Lai Châu

Danh sách nghệ nhân tiêu biểu: Xeh Pang Ả của người Kháng, Lai Châu

Ảnh: Xeh Pang Ả của người Kháng, Lai Châu

Phim: Xeh Pang Ả của người Kháng, Lai Châu

Ghi âm: Xeh Pang Ả của người Kháng, Lai Châu