kiemkedisan.d.webcom.vn
Viện Văn hóa Nghệ thuật quốc gia Việt Nam

DANH MỤC KIỂM KÊ

DI SẢN VĂN HÓA PHI VẬT THỂ

  • Dân ca Quan họ Bắc Ninh

    Dân ca Quan họ Bắc Ninh là kết quả của sự sáng tạo ngẫu hứng, ứng tác thông qua hát ...

  • Tín ngưỡng thờ mẫu Tam Phủ của người Việt

    Trên nền tảng của tín ngưỡng thờ nữ thần, Tín ngưỡng thờ Mẫu tam phủ, một hình thức thờ cúng người mẹ hóa thân ...

  • Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương ở Phú Thọ

    Thờ cúng Hùng Vương là nghi lễ dân gian mang tính quốc gia ở Việt Nam ...

  • Dân ca Ví – Giặm Nghệ Tĩnh

    Dân ca Ví, Giặm chiếm vị trí quan trọng trong đời sống văn hóa, tinh thần của người Nghệ Tĩnh ...

  • Current
  • kiemkedisan.d.webcom.vn
  • kiemkedisan.d.webcom.vn
  • kiemkedisan.d.webcom.vn
  • kiemkedisan.d.webcom.vn

Hội thảo khoa học “Văn hiến Hà Nam - Truyền thống và hiện đại”


Hội thảo khoa học "Văn hiến Hà Nam - Truyền thống và hiện đại"

Ngày 3/7/2015, tại thành phố Phủ Lý, Ủy ban nhân dân tỉnh Hà Nam đã phối hợp với Trung tâm Nghiên cứu, Bảo tồn và phát huy văn hóa dân tộc Việt Nam tổ chức Hội thảo khoa học “Văn hiến Hà Nam - Truyền thống và hiện đại”.

Tham dự Hội thảo có ông Nguyễn Văn An - nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội, bà Nguyễn Thị Doan - Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch nước CHXHCN Việt Nam, ông Mai Tiến Dũng - Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh Ủy Hà Nam, đại diện lãnh đạo các cơ quan Trung ương và của tỉnh Hà Nam, cùng các nhà khoa học và phóng viên báo chí…

Với 35 tham luận, Hội thảo tập trung làm rõ một số nội dung gắn với văn hiến của Hà Nam, như di sản Hán Nôm, danh nhân Hà Nam, nghệ thuật truyền thống (chèo, múa rối), khảo cổ học, di tích lịch sử - văn hóa, một số giải pháp bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa, thu hút du lịch…

Phát biểu tại Hội thảo, Phó Chủ tịch Nước Nguyễn Thị Doan khẳng định, “Hà Nam là một tỉnh nhỏ, song lại có một kho tàng văn hóa rất giàu có, độc đáo và nguồn lực con người nhiều tiềm năng. Đó chắc chắn là nguồn tài nguyên vô giá, là sức mạnh nội sinh quan trọng trong đổi mới, phát triển, hội nhập, cần được nghiên cứu, khai thác, nhất là khi văn hóa đã trở thành nền tảng tinh thần cho sự phát triển”. Phó Chủ tịch Nước nhấn mạnh, lãnh đạo tỉnh Hà Nam cần chủ động, tích cực hơn nữa trong việc bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa trên địa bàn tỉnh, thông qua những việc cụ thể sau:

- Đưa các di sản văn hóa phi vật thể trở lại cộng đồng, làm khơi dậy tình yêu, lòng tự hào đối với quê hương mình;

- Kiểm tra, lập lại hồ sơ khoa học di sản văn hóa vật thể và phi vật thể;

- Tăng cường quản lý nhà nước, gắn trách nhiệm của các cấp chính quyền và người dân với xã hội hóa công tác bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa;

- Tăng cường tuyên truyền để nâng cao nhận thức của người dân về di sản văn hóa;

- Nghiên cứu đưa vào chương trình giảng dạy về lịch sử văn hóa vật thể và phi vật thể cho học sinh trong tỉnh.

Khắc Đoài